Lao sơ nhiễm ở trẻ

 8/15/2020 |  Admin   432 lượt xem

(nuoitre.com) - Tuổi càng nhỏ nguy cơ mắc lao sơ nhiễm càng cao, nhất là trẻ nhỏ chưa được tiêm ngừa hoặc ở trẻ suy dinh dưỡng, còi xương hay nhiễm khuẩn khác.

 

Lao sơ nhiễm ở trẻ

Tuổi càng nhỏ nguy cơ mắc lao sơ nhiễm càng cao


Theo số liệu thống kê, trong số 100 người nhiễm lao, khoảng 10 người sẽ trở thành bệnh nhân lao. Ở Việt Nam , lao sơ nhiễm thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Trong đại đa số trường hợp lao sơ nhiễm chỉ thể hiện bằng những triệu chứng không đặc hiệu như ho, sốt, đổ mồ hôi trộm, chậm lớn, biếng ăn, sụt cân.
 
Lao sơ nhiễm là những biểu hiện của một cơ quan trong cơ thể sau lần đầu tiên tiếp xúc với vi khuẩn lao. Những trường hợp không có biểu hiện lâm sàng mà chỉ có thay đổi sinh học với bằng chứng là có phản ứng dương tính với Tuberculin thì được gọi là nhiễm lao hay lao sơ nhiễm tiềm tàng. Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương sơ nhiễm bằng ba con đường. 
·         Đường hô hấp: Do hít phải các giọt nước bọt có chứa từ 1 đến 2 vi khuẩn lao mà người bị lao phổi ho khạc bắn ra bên ngoài.  
·         Đường tiêu hoá: Lây nhiễm theo con đường này phần lớn là do uống phải sữa tươi của những con bò bị lao vú chưa tiệt trùng hoặc tiệt trùng không đúng nguyên tắc. Do nuốt phải vi khuẩn lao lẫn trong thức ăn, đồ uống khác. Thể đặc biệt là lao sơ nhiễm bẩm sinh, do thai nhi nuốt phải nước ối hoặc dịch âm đạo có vi khuẩn lao do người mẹ bị lao nội mạc tử cung hoặc lao âm đạo.
·         Đường da – niêm mạc: Lây nhiễm theo đường này hiếm gặp hơn, vi khuẩn lao có thể xâm nhập vào những vùng da sây sát, chảy máu hoặc những vùng niêm mạc mắt, họng... bị tổn thương.
 
Vi khuẩn lao gây tổn thương sơ nhiễm ở những nơi xâm nhập: phế nang phổi, niêm mạc ruột,  mắt, họng hoặc , da hình thành ổ loét sơ nhiễm; sau đó theo đường bạch huyết lan vào các hạch khu vực, phát triển ở đây tạo thành phức hợp sơ nhiễm.
 
Tuổi càng nhỏ nguy cơ mắc lao sơ nhiễm càng cao, nhất là trẻ nhỏ chưa được tiêm ngừa hoặc ở trẻ suy dinh dưỡng, còi xương hay nhiễm khuẩn khác. Tuổi thông thường mắc bệnh lao sơ nhiễm là từ 1 đến 5 tuổi. Ở các nước phát triển, bệnh lao không đáng kể, nguồn lây ít, tuổi mắc bệnh cao hơn, từ 8 – 12 tuổi.
 
Sự tiếp xúc gần gũi với nguồn lây cùng sống trong một gia đình, đặc biệt là những người trực tiếp chăm sóc trẻ như người mẹ, người giúp việc bị lao sẽ làm cho trẻ dễ bị lao sơ nhiễm.
 
Triệu chứng
Đa số bệnh nhân lao sơ nhiễm có triệu chứng âm thầm như sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, chán ăn, sút cân, đổ mồ hôi lúc ngủ dù là trời lạnh. Những thể nặng hơn có sốt dao động, thân nhiệt thay đổi trên dưới 380C và những biểu hiện toàn thân nhiều hơn.
 
Triệu chứng hô hấpHo dai dẳng, có thể lúc đầu ho khan sau đó ho đàm, hoặc ho ra chất như bã đậu. Khi hạch lớn có thể gây chèn ép: bệnh nhân thở khò khè, khó thở. 
 
Ngoài ra lao sơ nhiễm còn biểu hiện nơi khác như đau bụng, tiêu chảy kéo dài , hoặc có hạch trong ổ bụng,v.v..
 
Nếu chẩn đoán điều trị không kịp thời lao sơ nhiễm phổi có các biến chứng như xẹp phổi, lao phế quản, lao phổi , lao kê phổi, lao xương, lao màng phổi…

Tiêm vaccin BCG: Tiêm vaccin BCG cho trẻ sơ sinh là biện pháp tốt ngăn chặn mắc lao sơ nhiễm, nhất là ở các nước bệnh lao còn nhiều trong đó có Việt Nam. Ở những trẻ đã có tiêm ngừa nếu vi khuẩn lao xâm nhập cũng chỉ gây nên 1 sơ nhiễm nhẹ, ít có biến chứng nguy hiểm như lao màng não hay lao kê v.v..
 
Trẻ không tiêm vaccin BCG có nguy cơ mắc bệnh cao hơn trẻ đã tiêm. Tuy nhiên trẻ đã được tiêm vaccin tiếp xúc gần gũi với nguồn lây mạnh vẫn có khả năng lây bệnh. Hiệu quả bảo vệ của BCG khoảng 80%.
 
 Phòng bệnh
·         Điều kiện sống phải vệ sinh, thông thoáng, trẻ nên tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, khí trời tự nhiên càng nhiều càng tốt.
·         Những người tiếp xúc với trẻ nên được kiểm tra sức khỏe, đề phòng có nguồn lây nhiễm .
·         Khi cho trẻ uống sữa tươi phải nấu kỹ hoặc dùng những sản phẩm sữa tươi có tiệt trùng bảo đảm. 
·         Phòng chống các bệnh khác như  suy dinh dưỡng, còi xương, nhiễm khuẩn, nhiễm virus v.v...
·         Ăn uống đầy đủ chất, trẻ nhỏ nên bú sữa mẹ sớm sau sinh đến 1- 2 tuổi và ăn dặm đúng cách.
·         Chích ngừa đầy đủ bệnh lao sau sinh và những bệnh khác.
 
Theo BV Nhi Đồng 2
BS.CK2.Nguyễn Thị Thanh - TK.Dịch vụ 1

liên quan

Bạch hầu  442

 8/15/2020  | 

Bạch hầu rất nguy hiểm nên bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng. Hai biến chứng nổi bật của bạch hầu là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh; ít gặp hơn là hoại tử ống thận cấp gây suy thận, viêm phổi, viêm nội tâm mạc...

Xem chi tiết 

Bệnh thủy đậu ở trẻ em  475

 8/15/2020  | 

Thủy đậu là một trong những bệnh lý có tính lây nhiễm rất cao trong cộng đồng, thường gặp ở các bé. Theo thống kê hằng năm của ngành y tế, bệnh thủy đậu thường xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 3 và tháng 4 trong năm.

Xem chi tiết 

Các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin  416

 8/15/2020  | 

Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh an toàn và dễ làm nhất. Ở nước ta, hiện đã có rất nhiều loại vắc-xin phòng bệnh cho bé.

Xem chi tiết 

Lịch tiêm chủng cho trẻ  424

 8/15/2020  | 

Tiêm chủng cho trẻ đúng thời điểm, đủ mũi là việc vô cùng quan trọng để phòng bệnh hiệu quả và lâu dài.

Xem chi tiết 

Những điều cần biết khi tiêm ngừa bệnh thủy đậu  461

 8/15/2020  | 

Khi tiêm đủ liều, bé sẽ đạt được miễn dịch kéo dài đối với bệnh thủy đậu và cả bệnh zona sau này. Những bé đã từng mắc bệnh thủy đậu sẽ không cần tiêm ngừa vì bản thân đã có miễn dịch rồi.

Xem chi tiết 

Sởi – Quai bị - Rubella  435

 8/15/2020  | 

Sởi – quai bị - rubella là ba loại bệnh gây ra bởi siêu vi trùng và rất dễ lây lan. Bé có thể bị mắc bệnh khi tiếp xúc với dịch tiết bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nhảy mũi.

Xem chi tiết 

Tiêm chủng an toàn cho bé  444

 8/15/2020  | 

Trước khi tiêm, bố mẹ cần biết rõ tình trạng sức khỏe của bé. Nếu bé đang có bệnh thì cần khai với bác sĩ để bác sĩ quyết định xem bé có cần hoãn tiêm không.

Xem chi tiết 

Viêm gan do siêu vi  445

 8/15/2020  | 

Viêm gan là một dạng tổn thương của gan có thể gây ra bởi nhiều yếu tố trong đó nhiều nhất là viêm gan siêu vi. Các loại siêu vi này xâm nhập vào tế bào gan gây tổn thương chủ yếu là viêm và hủy hoại tế bào gan. Viêm gan siêu vi là môt trong những bênh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới.

Xem chi tiết 

Viêm màng não mô cầu  413

 8/15/2020  | 

Viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis) là một bệnh nhiễm khuẩn rất nguy hiểm. Bệnh diễn biến cấp tính và có thể lấy đi sinh mạng của một người khoẻ mạnh trong vòng 24 giờ sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Xem chi tiết 

Viêm não Nhật Bản  408

 8/15/2020  | 

Ở nước ta, khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8-9 âm lịch (cây quả phát triển, mưa nhiều, nhiệt độ cao, muỗi tăng) là thời điểm phát triển Viêm não Nhật Bản ở trẻ em. Đỉnh cao dịch bệnh là tháng 6 và tháng 7.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website