Tiêm chủng an toàn cho bé

 8/15/2020 |  Admin   415 lượt xem

(nuoitre.com) - Trước khi tiêm, bố mẹ cần biết rõ tình trạng sức khỏe của bé. Nếu bé đang có bệnh thì cần khai với bác sĩ để bác sĩ quyết định xem bé có cần hoãn tiêm không.

 

Tiêm chủng an toàn cho bé
Sau khi sinh, bé sẽ được tiêm ngừa lao và viêm gan siêu vi B. Từ 2 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu được chích ngừa các bệnh nguy hiểm như: bại liệt, bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm hô hấp, viêm màng não do Hemophilus Influenzae type B (HIb), sởi, quai bị, Rubella, thủy đậu (trái rạ),…
 
Trước khi tiêm, bố mẹ cần biết rõ tình trạng sức khỏe của bé:
- Nếu bé đang có bệnh thì cần khai với bác sĩ để bác sĩ quyết định xem bé có cần hoãn tiêm không.
- Những bé có bệnh mãn tính thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang điều trị cho bé về việc khi nào có thể tiêm chủng và cơ sở y tế tiêm chủng thích hợp vì những bé này có khả năng bị phản ứng phụ nặng hơn bé khỏe mạnh, cần tiêm chủng ở nơi có đủ điều kiện cấp cứu.
- Việc trả lời cẩn thận các câu hỏi sàng lọc trước khi tiêm cũng rất quan trọng vì một số tình trạng dị ứng thuốc, thức ăn, dị tật bẩm sinh, các thuốc đang sử dụng hoặc việc truyền máu, globulin miễn dịch là chống chỉ định (không được tiêm) đối với một số vắc-xin.
- Nếu bé đã từng nằm viện, bố mẹ cần trình giấy xuất viện cho bác sĩ xem khi khám sàng lọc cho bé.
 
Bố mẹ cũng nên xem các bảng áp-phích về tiêm chủng an toàn và lịch tiêm ngừa treo ở các điểm tiêm chủng để biết quy trình tiêm chủng an toàn phải như thế nào và con mình có được chỉ định thuốc tiêm ngừa đúng lịch hay không. Nếu thấy có bất cứ điều gì không phù hợp, bố mẹ nên hỏi lại bác sĩ và nhân viên y tế để tránh việc nhầm lẫn.
 
Bố mẹ cũng có quyền từ chối tiêm cho bé nếu thấy nhân viên y tế không tuân theo quy trình tiêm chủng an toàn do Bộ Y tế ban hành.
 
Sau khi tiêm, bố mẹ cần lưu ý theo dõi bé, sớm phát hiện những điểm bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Bố mẹ nên cho bé ở lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi xem trẻ có những biểu hiện dị ứng với thuốc không. Về nhà, tiếp tục theo dõi bé trong vòng 24 - 48 giờ sau tiêm. Nếu bé sốt trên 390C, co giật, tím tái, khò khè, khó thở, khóc thét, khóc dai dẳng không dứt, bỏ bú, chỗ tiêm sưng to, tấy đỏ… thì bố mẹ cần đưa ngay bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị.

BS Nguyễn Thị Từ Anh
Trưởng khoa Sơ sinh, BV Từ Dũ
 (TP.HCM)

liên quan

Bạch hầu  407

 8/15/2020  | 

Bạch hầu rất nguy hiểm nên bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng. Hai biến chứng nổi bật của bạch hầu là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh; ít gặp hơn là hoại tử ống thận cấp gây suy thận, viêm phổi, viêm nội tâm mạc...

Xem chi tiết 

Bệnh thủy đậu ở trẻ em  437

 8/15/2020  | 

Thủy đậu là một trong những bệnh lý có tính lây nhiễm rất cao trong cộng đồng, thường gặp ở các bé. Theo thống kê hằng năm của ngành y tế, bệnh thủy đậu thường xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 3 và tháng 4 trong năm.

Xem chi tiết 

Các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin  380

 8/15/2020  | 

Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh an toàn và dễ làm nhất. Ở nước ta, hiện đã có rất nhiều loại vắc-xin phòng bệnh cho bé.

Xem chi tiết 

Lao sơ nhiễm ở trẻ  397

 8/15/2020  | 

Tuổi càng nhỏ nguy cơ mắc lao sơ nhiễm càng cao, nhất là trẻ nhỏ chưa được tiêm ngừa hoặc ở trẻ suy dinh dưỡng, còi xương hay nhiễm khuẩn khác.

Xem chi tiết 

Lịch tiêm chủng cho trẻ  386

 8/15/2020  | 

Tiêm chủng cho trẻ đúng thời điểm, đủ mũi là việc vô cùng quan trọng để phòng bệnh hiệu quả và lâu dài.

Xem chi tiết 

Những điều cần biết khi tiêm ngừa bệnh thủy đậu  424

 8/15/2020  | 

Khi tiêm đủ liều, bé sẽ đạt được miễn dịch kéo dài đối với bệnh thủy đậu và cả bệnh zona sau này. Những bé đã từng mắc bệnh thủy đậu sẽ không cần tiêm ngừa vì bản thân đã có miễn dịch rồi.

Xem chi tiết 

Sởi – Quai bị - Rubella  400

 8/15/2020  | 

Sởi – quai bị - rubella là ba loại bệnh gây ra bởi siêu vi trùng và rất dễ lây lan. Bé có thể bị mắc bệnh khi tiếp xúc với dịch tiết bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nhảy mũi.

Xem chi tiết 

Viêm gan do siêu vi  410

 8/15/2020  | 

Viêm gan là một dạng tổn thương của gan có thể gây ra bởi nhiều yếu tố trong đó nhiều nhất là viêm gan siêu vi. Các loại siêu vi này xâm nhập vào tế bào gan gây tổn thương chủ yếu là viêm và hủy hoại tế bào gan. Viêm gan siêu vi là môt trong những bênh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới.

Xem chi tiết 

Viêm màng não mô cầu  380

 8/15/2020  | 

Viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis) là một bệnh nhiễm khuẩn rất nguy hiểm. Bệnh diễn biến cấp tính và có thể lấy đi sinh mạng của một người khoẻ mạnh trong vòng 24 giờ sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Xem chi tiết 

Viêm não Nhật Bản  374

 8/15/2020  | 

Ở nước ta, khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8-9 âm lịch (cây quả phát triển, mưa nhiều, nhiệt độ cao, muỗi tăng) là thời điểm phát triển Viêm não Nhật Bản ở trẻ em. Đỉnh cao dịch bệnh là tháng 6 và tháng 7.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website