Viêm não Nhật Bản

 8/15/2020 |  Admin   408 lượt xem

(nuoitre.com) - Ở nước ta, khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8-9 âm lịch (cây quả phát triển, mưa nhiều, nhiệt độ cao, muỗi tăng) là thời điểm phát triển Viêm não Nhật Bản ở trẻ em. Đỉnh cao dịch bệnh là tháng 6 và tháng 7.

Đầu tiên, virus gây bệnh phát triển trong cơ thể lợn hoặc các loại chim hoang dại. Khi muỗi cái Culex hút máu của lợn, nó sẽ hút theo các virus. Sau 14 ngày, muỗi Culex đã có khả năng truyền virus viêm não Nhật Bản (VNNB) đến một vật chủ khác. Nếu muỗi cái Culex mang virus VNNB đốt người, người sẽ nhiễm bệnh. Khoảng 60-70% trường hợp mắc bệnh là trẻ em, thường ở lứa tuổi 2-7. Viêm não Nhật Bản không truyền từ người này sang người khác. Ăn thịt lợn nhiễm virus này cũng không làm lây bệnh.

Ở nước ta, khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8-9 âm lịch (cây quả phát triển, mưa nhiều, nhiệt độ cao, muỗi tăng) là thời điểm phát triển VNNB ở trẻ em. Đỉnh cao dịch bệnh là tháng 6 và tháng 7.
Viêm não Nhật Bản

 


 
Các triệu chứng bệnh

Sau 4-8 ngày ủ bệnh, bệnh nhân có các triệu "giống cảm cúm" như sốt nhẹ, sổ mũi, tiêu chảy, run, nhức đầu, nôn mửa..., có thể có rối loạn tâm lý. Trẻ em thường kém ăn. Trong trường hợp nặng, trẻ có thể bị co giật, động kinh, sốt cao 39-40 độ C.
 
Sau 2-3 ngày tới 1 tuần, người bệnh bị rối loạn ý thức, sốt cao, rối loạn thần kinh thực vật nặng, diễn tiến ngày càng nặng và có thể dẫn đến tử vong. Ở trẻ em cũng có tình trạng rối loạn ý thức, nôn mửa, cứng gáy, kích thích (hoặc giảm động), sảng, ảo giác, co giật, động kinh và lâm vào tình trạng rối loạn nhịp thở, hôn mê.
 
Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ bị VNNB (nhất là đối với người sống trong vùng dịch tễ và vào mùa dịch), bệnh nhân phải được nhập viện càng sớm càng tốt. Việc chẩn đoán bệnh (xét nghiệm máu và dịch não - tủy, huyết thanh học, điện não đồ...) đều phải được tiến hành tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
 
Khoảng 30% bệnh nhân nhập viện bị tử vong; khoảng 1/3 - 1/2 trường hợp sống sót bị các di chứng thần kinh và tâm thần nặng nề. Trong trường hợp tốt, các triệu chứng sẽ giảm dần và người bệnh có thể khỏi hẳn.
 
Điều trị

Cho đến nay, chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh này. Chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng đỡ bệnh nhân trong các đơn vị hồi sức cấp cứu (chống sốt, chống co giật, chống phù não, trợ tim mạch, hô hấp, chống rối loạn thần kinh thực vật, chăm sóc tích cực, dinh dưỡng tốt...).

Trong giai đoạn phục hồi, người bệnh cũng cần được huấn luyện phục hồi chống các di chứng.
Viêm não Nhật Bản

 

 
Phòng bệnh

Trên phương diện toàn xã hội, phòng bệnh VNNB phải là công tác tổng lực bao gồm việc phòng chống tại các ổ dịch và vùng ven bằng cách phun thuốc diệt bọ gậy, giải quyết nước ứ đọng, phân, rác...
Về phương diện cá nhân, cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, sử dụng hương diệt muỗi hoặc thuốc xịt ngoài da chống muỗi đốt, gắn lưới cho tất cả các cửa nhà, cửa sổ. Khi sinh hoạt bên ngoài vào ban đêm, phải mặc quần áo dài, đi tất. Cần thông quang hoặc lấp các cống rãnh, ao vũng tù đọng quanh nhà.
Ngoài ra, nên tiêm vacxin phòng viêm não Nhật Bản.
Vac-xin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Trẻ cần được tiêm chủng đúng lịch trình vì nếu không hiệu lực của vac-xin, khả năng tạo miễn dịch của trẻ sẽ giảm, đôi khi còn mất tác dụng.
Sau khi tiêm vac-xin, trẻ có thể có các phản ứng nhẹ như sưng đỏ tại chỗ, đau, sốt, nhức đầu. Các dấu hiệu này sẽ tự hết sau vài ngày. Hầu như các phản ứng phụ nặng nề là rất hiếm gặp.

(Theo Viện vệ sinh dịch tễ TW)

liên quan

Bạch hầu  442

 8/15/2020  | 

Bạch hầu rất nguy hiểm nên bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng. Hai biến chứng nổi bật của bạch hầu là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh; ít gặp hơn là hoại tử ống thận cấp gây suy thận, viêm phổi, viêm nội tâm mạc...

Xem chi tiết 

Bệnh thủy đậu ở trẻ em  474

 8/15/2020  | 

Thủy đậu là một trong những bệnh lý có tính lây nhiễm rất cao trong cộng đồng, thường gặp ở các bé. Theo thống kê hằng năm của ngành y tế, bệnh thủy đậu thường xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 3 và tháng 4 trong năm.

Xem chi tiết 

Các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin  416

 8/15/2020  | 

Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh an toàn và dễ làm nhất. Ở nước ta, hiện đã có rất nhiều loại vắc-xin phòng bệnh cho bé.

Xem chi tiết 

Lao sơ nhiễm ở trẻ  431

 8/15/2020  | 

Tuổi càng nhỏ nguy cơ mắc lao sơ nhiễm càng cao, nhất là trẻ nhỏ chưa được tiêm ngừa hoặc ở trẻ suy dinh dưỡng, còi xương hay nhiễm khuẩn khác.

Xem chi tiết 

Lịch tiêm chủng cho trẻ  423

 8/15/2020  | 

Tiêm chủng cho trẻ đúng thời điểm, đủ mũi là việc vô cùng quan trọng để phòng bệnh hiệu quả và lâu dài.

Xem chi tiết 

Những điều cần biết khi tiêm ngừa bệnh thủy đậu  461

 8/15/2020  | 

Khi tiêm đủ liều, bé sẽ đạt được miễn dịch kéo dài đối với bệnh thủy đậu và cả bệnh zona sau này. Những bé đã từng mắc bệnh thủy đậu sẽ không cần tiêm ngừa vì bản thân đã có miễn dịch rồi.

Xem chi tiết 

Sởi – Quai bị - Rubella  434

 8/15/2020  | 

Sởi – quai bị - rubella là ba loại bệnh gây ra bởi siêu vi trùng và rất dễ lây lan. Bé có thể bị mắc bệnh khi tiếp xúc với dịch tiết bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nhảy mũi.

Xem chi tiết 

Tiêm chủng an toàn cho bé  443

 8/15/2020  | 

Trước khi tiêm, bố mẹ cần biết rõ tình trạng sức khỏe của bé. Nếu bé đang có bệnh thì cần khai với bác sĩ để bác sĩ quyết định xem bé có cần hoãn tiêm không.

Xem chi tiết 

Viêm gan do siêu vi  445

 8/15/2020  | 

Viêm gan là một dạng tổn thương của gan có thể gây ra bởi nhiều yếu tố trong đó nhiều nhất là viêm gan siêu vi. Các loại siêu vi này xâm nhập vào tế bào gan gây tổn thương chủ yếu là viêm và hủy hoại tế bào gan. Viêm gan siêu vi là môt trong những bênh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới.

Xem chi tiết 

Viêm màng não mô cầu  412

 8/15/2020  | 

Viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis) là một bệnh nhiễm khuẩn rất nguy hiểm. Bệnh diễn biến cấp tính và có thể lấy đi sinh mạng của một người khoẻ mạnh trong vòng 24 giờ sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website