Sốt xuất huyết - Nguy hiểm nếu phát hiện muộn

 8/14/2020 |  Admin   634 lượt xem

(nuoitre.com) - Sốt xuất huyết (SXH) là một bệnh nguy hiểm đối với bất cứ ai mắc bệnh. Mặc dù được sự chung tay của cả cộng đồng nhưng cho tới nay, tỷ lệ bé mắc SXH và số ca tử vong vẫn là con số đáng báo động.

Tại sao bé dễ mắc SXH?
 
Có tới 60-70% số ca mắc SXH là trẻ em. Nguyên nhân trước hết là do bé dễ bị muỗi đốt hơn. Bản tính tò mò và ham chơi nên bé thích chơi ở những chỗ tối, xó xỉnh… là “địa bàn hoạt động” của muỗi, nên dễ bị muỗi tấn công. Mặt khác, thân nhiệt của bé thường cao hơn người lớn, nhịp thở cũng nhanh hơn, bé ra nhiều mồ hôi khiến muỗi dễ phát hiện và… đốt. Khi bị muỗi đốt, sức đề kháng của bé cũng yếu hơn người lớn nên bé dễ bị mắc bệnh hơn.


Sốt xuất huyết - Nguy hiểm nếu phát hiện muộn

 
SHX không dễ phát hiện sớm
 
Bệnh SXH bao gồm 2 triệu chứng chính là sốt và xuất huyết. Tuy nhiên, bệnh khó phát hiện và khó chẩn đoán sớm bởi những ngày đầu, các triệu chứng của bệnh như sốt cao, sổ mũi, ho, biếng ăn, đau nhức người… tương tự các bệnh nhiễm vi-rút khác. Xét nghiệm thời gian đầu của bệnh cũng khó phân biệt được giữa bệnh SXH và các bệnh nhiễm khác.
 
Tới khi bé có biểu hiện xuất huyết ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, ói máu, đi cầu ra máu... xét nghiệm công thức máu cho kết quả bạch cầu, tiểu cầu đã giảm thì đã muộn.
 
Từ ngày thứ 3-7 của bệnh, một số bé có thể đừ lừ, mệt mỏi, ói nhiều, đau bụng, xuất huyết niêm mạc, gan to. Một số trường hợp có thể đến sốc, xuất huyết với biểu hiện tay chân lạnh, mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp hoặc không đo được, tiểu ít. Xét nghiệm máu vào thời điểm này cho thấy tình trạng cô đặc máu và giảm tiểu cầu.
 
Không nên để quá muộn
 
Khi không được phát hiện kịp thời, điều trị trễ, bệnh SXH có thể có biến chứng nguy hiểm như sốc nặng, suy hô hấp, xuất huyết nội tạng, tổn thương đa cơ quan và tử vong. Vì vậy, khi bé sốt trên 2 ngày mà không tìm được nguyên nhân, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

Khi theo dõi tại nhà, cha mẹ cũng cần biết những dấu hiệu nặng của bệnh như bé li bì, ói nhiều, đau bụng ngày càng tăng, xuất huyết nhiều hơn, tiểu ít, lạnh tay chân,… để kịp thời cho bé nhập viện, tránh ảnh hưởng đến việc điều trị và để lại nhiều di chứng cho bé.
 
ThS.BS. Đỗ Châu Việt
Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 2 (TP.HCM)

liên quan

Chăm sóc bé sốt xuất huyết đúng cách tại nhà  1393

 8/12/2020  | 

Cho đến nay, bệnh sốt xuất huyết (SXH) chưa có thuốc đặc trị và chưa có vắc-xin phòng ngừa. Do vậy, việc chăm sóc đúng cách bé mắc bệnh SXH tại nhà cần hết sức được chú trọng.

Xem chi tiết 

Mùa của bệnh sốt xuất huyết  679

 8/14/2020  | 

SXH xảy ra quanh năm, nhưng cao điểm là mùa mưa, nhất là từ tháng 7-10 trong năm, bởi trong thời gian này, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho quá trình sinh sản và nảy nở của muỗi.

Xem chi tiết 

Sống an toàn tại "vùng nguy hiểm" của bệnh sốt xuất huyết  618

 8/14/2020  | 

Những người sống tại các khu vực có "ổ dịch", những nơi vệ sinh môi trường kém, nhiều kênh rạch, ao tù, nhiều công trình xây dựng dở dang, dân cư đông, gần bệnh viện… cần cảnh giác vì đó là những “vùng nguy hiểm” của bệnh sốt xuất huyết.

Xem chi tiết 

Thắc mắc về bệnh sốt xuất huyết  718

 8/14/2020  | 

Bệnh sốt xuất huyết (SXH) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Hằng năm, cả Hà Nội, TP. HCM và các tỉnh khác đều có rất nhiều người mắc bệnh. Tỷ lệ tử vong của căn bệnh này cũng không nhỏ. Vậy nhưng nhiều người vẫn còn “mơ hồ” về bệnh dịch SXH và chưa thực sự có ý thức phòng ngừa, ngăn chặn bệnh.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website