Dinh dưỡng nâng cao miễn dịch cho bé

 8/14/2020 |  Admin   403 lượt xem

(nuoitre.com) - Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ miễn dịch. Chế độ ăn hợp lý không chỉ giúp bé phát triển mà còn mang lại sức đề kháng tốt, có thể chống lại một số căn bệnh thường gặp như tiêu chảy, nhiễm trùng da, viêm đường hô hấp...


Sữa mẹ - nguồn dinh dưỡng giàu kháng thể

Sau khi sinh, bé cần được bú mẹ ngay trong giờ đầu để tận hưởng nhiều chất diệt khuẩn có trong sữa non (vốn sẽ giảm đi rất nhanh, từ giờ thứ hai sau sinh).
 
Bú mẹ là cách tốt nhất để truyền kháng thể từ mẹ sang con, giúp thay thế lượng kháng thể đã giảm. Các chất dinh dưỡng và kháng thể trong sữa mẹ giúp duy trì miễn dịch thụ động ở bé lâu hơn. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng sữa mẹ có vai trò bảo vệ bé chống các bệnh nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tiêu hóa. Vì vậy, bé cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục đến 24 tháng. Tổ chức Y tế thế giới đã xem việc bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là biện pháp quan trọng hàng đầu và thật sự hiệu quả để phòng chống 2 bệnh nguy hiểm nhất với bé em: viêm phổi và tiêu chảy. Gần đây, người ta cũng thấy rằng khi bé bị viêm tiểu phế quản, nếu được bú mẹ, bệnh nhẹ hơn.
Dinh dưỡng nâng cao miễn dịch cho bé
 

 


Từ tháng thứ sáu, sữa mẹ không còn cung cấp đủ các chất cần thiết cho sự phát triển bình thường của bé cũng như cho phát triển hệ miễn dịch, Vì vậy, bé cần được ăn bổ sung thêm 4 nhóm thực phẩm cần thiết để phát triển tốt về thể chất cũng như miễn dịch. Các chất đạm, chất béo, vitamin và nhiều chất vi lượng khác là nguồn nguyên liệu cần thiết để cơ thể bé sản xuất đầy đủ kháng thể. Trên thực tế, bé thường dễ bị suy dinh dưỡng trong thời gian cai sữa do không được bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết, và do vậy, bé thường dễ nhiễm bệnh trong giai đoạn này. Bé suy dinh dưỡng nặng thường rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh thường nặng, nhiều biến chứng và dễ tử vong.
 
Vai trò của kẽm với tăng cường miễn dịch


Kẽm có vai trò quan trọng với tình trạng miễn dịch của cơ thể. Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Thiếu kẽm làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của bé, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và tử vong ở bé.
 
Nguồn dinh dưỡng giàu kẽm bao gồm: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, giá đỗ, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng…). Với bé nhũ nhi, để có đủ kẽm, bé cần được bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.
Dinh dưỡng nâng cao miễn dịch cho bé

 

 
Selen với hệ miễn dịch

Selen ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu, kích hoạt một số enzyme trong hệ thống miễn dịch. Bổ sung selen đầy đủ sẽ tăng cường và phục hồi khả năng miễn dịch. Ngược lại, thiếu selen gây ức chế khả năng đề kháng chống nhiễm trùng, suy giảm chức năng bạch cầu và tuyến ức.
 
Các phủ tạng (như thận, gan) và những thức ăn động vật (gồm thịt) là các nguồn thức ăn chứa nhiều selen. Hàm lượng selen khá cao trong cá, hải sản và trứng. Hàm lượng selen vừa phải ở thịt gia cầm, đậu hạt và thấp ở sữa bò, ngũ cốc, rau và hoa quả. Đậu xanh nảy mầm cũng rất giàu selen và dễ hấp thu.
 
Vitamin A tăng cường miễn dịch

Vitamin A là loại vitamin tan trong chất bột, ngoài các tác dụng cần thiết cho mắt và xương, vitamin A còn có khả năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Thiếu vitamin A làm giảm khả năng miễn dịch, tăng tỷ lệ bệnh tật, tăng tử vong ở bé em.
 
Thức ăn có nguồn gốc động vật (ví dụ như các loại gan lợn, gan gà…) có nhiều vitamin A hay retinol tốt nhất. Vì gan là nơi dự trữ vitamin A, nên gan có thành phần retinol cao nhất. Chất béo từ thịt và trứng cũng chứa một lượng vitamin A đáng kể.
 
Nguồn tiền vitamin A - carotenoid rất nhiều ở một số sản phẩm động vật như sữa, kem, bơ và trứng. Các thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A như các loại củ quả có màu vàng, đỏ, các loại rau màu xanh sẫm, dầu cọ và các loại dầu ăn khác.
 
Vitamin C tăng cường sức đề kháng

Vitamin C có chức năng như một chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân gây oxy hóa có hại. Về miễn dịch, vitamin C có chức năng chống lại dị ứng, làm tăng chức năng miễn dịch.
 
Hoa quả tươi và rau gia vị, rau lá rất giầu vitamin C. Đây là là những thực phẩm rất sẵn có tại Việt Nam và các nước Nam Á.

PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm
Phó viện trưởng – Viện Dinh dưỡng

liên quan

Hiểu rõ về sức đề kháng và khả năng miễn dịch của bé  396

 8/14/2020  | 

Ngay từ khi sinh ra, cơ thể non nớt của bé đã có hệ miễn dịch. Thế nhưng, chúng chỉ thực sự làm được việc và phát huy tối đa chức năng bảo vệ cơ thể sau khi trải qua quá trình hình thành, hoàn thiện.

Xem chi tiết 

Tạo kháng thể thụ động cho bé bằng việc tiêm phòng và không tự ý dùng kháng sinh  392

 8/14/2020  | 

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh. Chỉ cần thời tiết thay đổi là cơ thể bé ít nhiều có ảnh hưởng. Để chống chọi với những thay đổi đó, bé cần có một sức đề kháng tốt. Một trong những biện pháp nhằm tăng sức đề kháng cho bé là tiêm chủng. Ngoài ra, việc không tự ý dùng kháng sinh cũng giúp bé tự tạo kháng thể.

Xem chi tiết 

Vận động tăng cường miễn dịch cho bé  375

 8/14/2020  | 

Hướng dẫn bé tập luyện hợp lý là cách hiệu quả để bảo vệ bé trước sự tấn công của các loại vi trùng, vi khuẩn, giúp bé khỏe mạnh, lớn nhanh.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website