Tạo kháng thể thụ động cho bé bằng việc tiêm phòng và không tự ý dùng kháng sinh

 8/14/2020 |  Admin   365 lượt xem

(nuoitre.com) - Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh. Chỉ cần thời tiết thay đổi là cơ thể bé ít nhiều có ảnh hưởng. Để chống chọi với những thay đổi đó, bé cần có một sức đề kháng tốt. Một trong những biện pháp nhằm tăng sức đề kháng cho bé là tiêm chủng. Ngoài ra, việc không tự ý dùng kháng sinh cũng giúp bé tự tạo kháng thể.

Tiêm phòng – biện pháp hình thành kháng thể thụ động
Tạo kháng thể thụ động cho bé bằng việc tiêm phòng và không tự ý dùng kháng sinh

 

 
Sức đề kháng của bé một phần do mẹ truyền cho, một phần tự cơ thể bé tạo ra để chống lại bệnh tật gọi là miễn dịch chủ động. Ngoài ra, cơ thể bé còn có miễn dịch thụ động, tức là nhờ tác động bên ngoài, ví dụ sử dụng vắc-xin để kích thích cơ thể hình thành kháng thể.
 
Vắc-xin có tác dụng kích hoạt hệ thống miễn dịch, tạo các kháng thể, giúp bé chống lại các bệnh nguy hiểm. Tuy vắc-xin không thể giúp bé hoàn toàn miễn nhiễm bệnh, nhưng nếu bé đã được chủng ngừa thì lỡ khi bé nhiễm bệnh, bệnh sẽ ít nặng hơn, ít biến chứng hơn. Bé cần được tiêm chủng sớm và đầy đủ để có đủ kháng thể chống các bệnh nguy hiểm thường gặp khi chuẩn bị tiếp xúc rộng rãi với môi trường vốn có không ít mầm bệnh.
 
PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, chủ nhiệm chương trình tiêm chủng quốc gia cho biết, tiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.
 
Không tự ý dùng kháng sinh để bé khỏe hơn

Hiện nay, không chỉ người dân mà thậm chí đôi khi cả các bác sĩ cũng lạm dụng thuốc kháng sinh. Hiện tượng nhờn thuốc kháng sinh ở trẻ em đang ở mức rất đáng báo động. Việc bé nhờn thuốc ngay từ những năm tháng đầu đời không chỉ gây khó khăn cho công tác điều trị mà còn gieo rắc mầm mống cho những căn bệnh nguy hiểm khác. Bên cạnh đó, việc tùy tiện dùng kháng sinh còn khiến cơ thể bé suy yếu dần đi, không dễ thích nghi với môi trường và không thể tự tạo được các kháng thể để chống lại các yếu tố gây hại cho cơ thể của bé.
 
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu bé ho, sốt, sổ mũi, viêm họng… mà vẫn ăn, chơi bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Khi bé có các triệu chứng của bệnh kéo dài dù đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau thì cha mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.

Bảo Châu

liên quan

Hiểu rõ về sức đề kháng và khả năng miễn dịch của bé  365

 8/14/2020  | 

Ngay từ khi sinh ra, cơ thể non nớt của bé đã có hệ miễn dịch. Thế nhưng, chúng chỉ thực sự làm được việc và phát huy tối đa chức năng bảo vệ cơ thể sau khi trải qua quá trình hình thành, hoàn thiện.

Xem chi tiết 

Dinh dưỡng nâng cao miễn dịch cho bé  373

 8/14/2020  | 

Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ miễn dịch. Chế độ ăn hợp lý không chỉ giúp bé phát triển mà còn mang lại sức đề kháng tốt, có thể chống lại một số căn bệnh thường gặp như tiêu chảy, nhiễm trùng da, viêm đường hô hấp...

Xem chi tiết 

Vận động tăng cường miễn dịch cho bé  349

 8/14/2020  | 

Hướng dẫn bé tập luyện hợp lý là cách hiệu quả để bảo vệ bé trước sự tấn công của các loại vi trùng, vi khuẩn, giúp bé khỏe mạnh, lớn nhanh.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website