Bảo quản thực phẩm an toàn cho bé

 8/17/2020 |  Admin   385 lượt xem

(nuoitre.com) - Ngày Tết, hầu như nhà nào cũng dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh để cho bé dùng dần. Nhưng bảo quản những thực phẩm này như thế nào để an toàn nhất đối với bé?

Nhiều người nghĩ rằng tủ lạnh là nơi “bất khả xâm phạm” của vi khuẩn. Thế nhưng, trên thực tế, tủ lạnh chỉ có chức năng dự trữ thức ăn, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền bạc. Nhiệt độ trong ngăn đông chỉ có thể kìm hãm sự phát triển chứ không hề tiêu diệt được vi khuẩn, còn nhiệt độ trong ngăn mát thì chỉ làm giảm tốc độ sinh sôi của vi khuẩn. Vì vậy, thức ăn vẫn có thể bị ôi thiu.
 
Trước khi trữ vào tủ lạnh, thức ăn phải được đậy kín, để riêng thức ăn sống và thức ăn chín để tránh nhiễm khuẩn chéo. Những thực phẩm dễ hỏng nên được để trong ngăn đá. Bạn cũng nên chia thức ăn vào từng hộp nhỏ (đủ dùng cho 1 bữa ăn).
 

thuc-pham.jpg


Dù bận rộn đến đâu, bé cũng cần được ăn thức ăn nấu từng bữa, không để qua ngày, bữa này qua bữa nọ… để bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
 
Đối với sữa công thức, bạn cũng nên pha cho bé theo từng cữ vừa đủ, và nếu bé uống thừa thì không nên để lại, bởi lúc này vi khuẩn đã xâm nhập, làm giảm chất lượng sữa. Nếu bắt buộc phải pha sẵn sữa cho bé, bạn cũng chỉ nên pha từng phần, sau đó dự trữ trong tủ lạnh và cho bé dùng trong vòng 24 giờ. Còn sữa tươi, nếu bé uống thừa, có thể trữ trong tủ lạnh nhưng không quá 48 giờ.
 
Có một số mẹ thường xuyên tự làm sữa chua và trữ trong tủ lạnh cho bé ăn dần. Nhưng loại thực phẩm này chỉ nên sử dụng trong 5 - 7 ngày.
 
Trứng gà, trứng vịt… là nguồn thực phẩm vàng cho sức khỏe của bé và không thể thiếu trong những ngày Tết. Khi phải dự trữ trong tủ lạnh, bạn phải rửa sạch rồi cho vào ngăn đựng trứng. Trước khi chế biến, trứng phải được rửa lại cho sạch để loại bỏ vi khuẩn Salmonella hoặc E.coli (gây nhiễm trùng đường tiêu hóa) có trong vỏ trứng.
 
Ngăn mát tủ lạnh chỉ lưu thức ăn được khoảng 5 - 7 ngày, bởi sau thời gian này, thực phẩm đã bị các vi khuẩn đã tấn công, gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa cho bé. Đối với những thức ăn đã qua chế biến, bạn phải để nguội ở ngoài, sau 2 - 4 giờ thì bao kín và cất vào tủ lạnh. Thức ăn dự trữ trong ngăn đông có thể để đến 2 tháng nhưng giá trị dinh dưỡng vẫn bị mất dần. Vì vậy, sau khi đã rã đông, thực phẩm phải được dùng ngay, không làm đông lại, bởi các tinh thể nước khi tan ra sẽ làm vỡ luôn màng tế bào của thực phẩm, làm thực phẩm dễ ôi thiu.
 
Bạn cũng nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để loại bỏ bớt vi khuẩn, gây hại cho thực phẩm của bé.
 
BS.CK1 Nguyễn Thùy Trang
Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM

liên quan

Dễ mắc bệnh vì …“hào hứng” ăn uống  410

 8/17/2020  | 

Vào những ngày Tết, bé thường bị “ngộp” trong vô số các loại thực phẩm, tâm lý cha mẹ lại thoải mái, dẫn đến tình trạng thiếu kiểm soát việc ăn uống của các bé. Hậu quả là ngay sau khi ăn vô độ, bé sẽ bị căng bụng, tức bụng.

Xem chi tiết 

Gặp nguy vì ăn nhiều đồ ngọt, đồ đạm  407

 8/17/2020  | 

Với trẻ em, việc ăn uống không đúng giờ cộng với chế độ ăn không hợp lý trong những ngày Tết khiến bé thừa chất mà vẫn bị đói, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Xem chi tiết 

Phòng ngừa táo bón cho bé ngày Tết  383

 8/17/2020  | 

Táo bón rất hay gặp ở các bé. Trong những ngày Tết, việc sinh hoạt và ăn uống bị đảo lộn, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, khiến bé càng dễ bị táo bón.

Xem chi tiết 

Thực phẩm chế biến sẵn và sức khoẻ của bé  395

 8/17/2020  | 

Do bận rộn, vào những ngày Tết, nhiều cha mẹ phải chọn giải pháp chuẩn bị các loại thực phẩm chế biến sẵn để cho bé ăn. Và những loại thực phẩm này lại ẩn chứa nhiều mối hiểm nguy cho sức khoẻ của bé.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website