Dễ mắc bệnh vì …“hào hứng” ăn uống

 8/17/2020 |  Admin   398 lượt xem

(nuoitre.com) - Vào những ngày Tết, bé thường bị “ngộp” trong vô số các loại thực phẩm, tâm lý cha mẹ lại thoải mái, dẫn đến tình trạng thiếu kiểm soát việc ăn uống của các bé. Hậu quả là ngay sau khi ăn vô độ, bé sẽ bị căng bụng, tức bụng.

Chị Mai Dung (Q. Bình Thạnh, TP. HCM) kể câu chuyện Tết năm ngoái của bé Cua, con chị. Nhà đông khách nên những ngày Tết, chị mua rất nhiều đồ ăn để trong nhà. Vậy nên, suốt trong những ngày này, bé Cua hào hứng với đủ loại thức ăn, từ thức ăn nấu chín đến các loại đồ hộp, trái cây, bánh kẹo. Ban đầu, chị thấy mừng khi con ăn “được”. Tuy vậy, cứ đến tối là bé kêu khó chịu, khó ngủ vì căng bụng, ngày hôm sau, bé Cua đã bỏ bữa vì “không thấy đói”.


be-an-banh.jpg

 
Cũng giống như trường hợp của Cua, bé Bông, 3 tuổi (Q. Tây Hồ, Hà Nội) cũng khiến bố mẹ một phen lo lắng khi bị tiêu chảy sau một ngày ăn uống quá nhiều thứ. “Ban đầu, bé kêu khó chịu, đầy bụng, tôi cho bé uống thêm nước và một ít trái cây. Ngay sau đó, bé lại bị đau bụng, rồi tiêu chảy”, anh Tấn Phúc - bố bé Bông kể lại.
 
Theo BS.CK2 Vũ Hữu Hùng, Trưởng khoa Nhi, BV Thủ Đức (TP. HCM), bé ăn quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn sẽ không kịp tiêu hóa hết trước khi đi ngủ nên tất yếu sẽ dẫn đến hiện tượng đầy bụng, tức bụng hoặc đau bụng. Nếu để bé ăn quá nhiều vào bữa tối sẽ làm tăng lượng calo dư thừa trong cơ thể và bé có nguy cơ tăng cân.
 

Ngoài ra, khi ăn quá nhiều, bé có thể bị ợ, trớ, gây hiện tượng trào ngược dạ dày, thực quản. Nhiều bé bị trớ qua cả đường mũi, không chỉ hại dạ dày mà rất hại cho hô hấp.
 
“Khi bé bị tức bụng, căng bụng do ăn quá nhiều, bạn hãy cho bé hoạt động nhẹ như đi lại, vui chơi và uống một ít nước. Nếu bé bị đau bụng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ”, BS Hùng khuyến cáo.

 
Theo TS tâm lý Ngô Xuân Điệp, Trưởng khoa Tâm lý học, ĐH Quốc gia TP. HCM, những ngày lễ Tết, bé thường ăn uống vô độ. Vì vậy, bạn nên kiểm soát bé chặt chẽ: Nhắc bé ngừng ăn khi bắt đầu cảm thấy no, không ép bé phải ăn hết tất cả thức ăn trong bát và không khen ngợi nếu bé ăn hết. Hãy nói với bé rằng tốt nhất là chỉ ăn như thế tại thời điểm đó, và các thức ăn thừa có thể được ăn tiếp sau khi bé thấy đói. Bạn nên cho phép bé ngừng ăn khi bé cảm thấy no hay ngay cả khi bạn cảm thấy bé ăn chưa đủ, bởi buộc bé phải ăn khi không đói có thể dẫn đến thói quen ăn quá nhiều sau này. Đôi khi bé không chủ động tìm kiếm đồ ăn nhưng nếu vô tình thấy chúng, bé ngay lập tức “nổi hứng”. Vì vậy, hãy cất đồ ăn, đặc biệt những đồ ăn vặt ở trong các tủ kín hoặc những nơi cao bé không với tới.
 
Thanh Tâm

liên quan

Bảo quản thực phẩm an toàn cho bé  374

 8/17/2020  | 

Ngày Tết, hầu như nhà nào cũng dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh để cho bé dùng dần. Nhưng bảo quản những thực phẩm này như thế nào để an toàn nhất đối với bé?

Xem chi tiết 

Gặp nguy vì ăn nhiều đồ ngọt, đồ đạm  398

 8/17/2020  | 

Với trẻ em, việc ăn uống không đúng giờ cộng với chế độ ăn không hợp lý trong những ngày Tết khiến bé thừa chất mà vẫn bị đói, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Xem chi tiết 

Phòng ngừa táo bón cho bé ngày Tết  373

 8/17/2020  | 

Táo bón rất hay gặp ở các bé. Trong những ngày Tết, việc sinh hoạt và ăn uống bị đảo lộn, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, khiến bé càng dễ bị táo bón.

Xem chi tiết 

Thực phẩm chế biến sẵn và sức khoẻ của bé  384

 8/17/2020  | 

Do bận rộn, vào những ngày Tết, nhiều cha mẹ phải chọn giải pháp chuẩn bị các loại thực phẩm chế biến sẵn để cho bé ăn. Và những loại thực phẩm này lại ẩn chứa nhiều mối hiểm nguy cho sức khoẻ của bé.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website