Gặp nguy vì ăn nhiều đồ ngọt, đồ đạm

 8/17/2020 |  Admin   408 lượt xem

(nuoitre.com) - Với trẻ em, việc ăn uống không đúng giờ cộng với chế độ ăn không hợp lý trong những ngày Tết khiến bé thừa chất mà vẫn bị đói, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Hậu quả từ việc ăn uống theo sở thích
 
Một năm mới lại đến nhưng mẹ Nhím vẫn không thể quên được chuyện xảy ra vào Tết năm ngoái. Cả nhà đã được phen hú vía khi Nhím phải nhập viện trong những ngày Tết. Nhím có nết ăn ai cũng thèm. Bố mẹ chẳng bao giờ phải vất vả khi cho Nhím ăn. Món gì Nhím cũng ăn được, và đặc biệt thích đồ ăn ngọt, giàu đạm. Vì thế mà cân nặng của Nhím tăng nhanh so với lứa tuổi, khiến mẹ phải áp dụng chế độ ăn riêng cho Nhím. Thế nhưng, ngày Tết, Nhím không phải đến lớp, lại được đi chơi nhiều. Đến nhà ai, Nhím cũng được ăn uống thả sức, mà toàn những món yêu thích của Nhím như gà rán, thịt quay, bánh mứt kẹo… nữa chứ! Nhím tha hồ thưởng thức.


an-thit.jpg

 
Hậu quả, sau vài ngày ăn uống không hợp lý, Tết chưa hết nhưng Nhím có biểu hiện đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, nôn nhiều. Sau đó, Nhím sinh ra chán ăn, dù bố mẹ có dỗ dành thế nào thì Nhím không thể ăn uống được gì nữa. Cuối cùng, gia đình phải đưa Nhím vào bệnh viện khiến cả nhà mất Tết. Các bác sĩ khám và chẩn đoán Nhím ăn quá nhiều đồ ngọt và chất đạm dẫn tới rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu, chán ăn.
 
Tết năm nay, mẹ Nhím quyết tâm phải nghiêm khắc hơn trong chế độ ăn uống của Nhím để bé khỏe mà cả nhà lại có những ngày Tết thật vui vẻ.
 
Trường hợp của Nhím không phải cá biệt. Ngày Tết, gia đình nào cũng sắm nhiều đồ ăn, thức uống trong tủ, đặc biệt là những loại thực phẩm giàu đạm (các loại thịt lợn, gà, bò, tôm, cua, cá…) và đồ ngọt (bánh chưng, xôi, chè, mứt, kẹo bánh…). Bên cạnh đó, giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn nên thật khó tránh việc ăn uống không đúng giờ.
 
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, tình trạng đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa dẫn tới chán ăn trong và sau dịp Tết rất phổ biến ở các bé. Trong ngày Tết, bé không được ăn đúng giờ, đúng bữa như ngày thường gây thay đổi nhịp làm việc của bộ máy tiêu hóa. Ngày thường, theo chu kỳ sinh học, cứ đến giờ đó là dạ dày, đường tiêu hóa làm việc. Còn ngày Tết, ăn lệch giờ, lại toàn những thực phẩm chứa nhiều đồ ngọt, giàu đạm… khiến bụng bé lúc nào cũng lưng lửng nên hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, việc hấp thu thức ăn cũng không tốt. Bộ máy tiêu hóa quá tải khiến nhiều bé sau dịp Tết bị rối loạn tiêu hóa triền miên, đi ngoài phân sống, uống đủ loại men không khỏi. Nhiều bé sẽ không dám ăn, không muốn ăn, và có cảm giác chán ăn.
 
Lời khuyên của bác sĩ
 
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng đã có lời khuyên cho các gia đình có con nhỏ mỗi dịp Tết đến:
- Nên duy trì giờ giấc ăn uống nhất định của bé. Đảm bảo ăn đủ bữa để phân bổ về năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng. Thay đổi lịch sinh hoạt, giờ ăn, ngủ… sẽ không tốt cho sự hấp thu và tiêu hóa của bé.
- Tránh cho bé ăn vặt bằng cách quản lý thực phẩm. Hướng dẫn bé ăn tập trung thành bữa chính, bữa phụ. Không cho bé ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trong vòng 2 giờ trước bữa ăn chính.
- Tăng cường ăn rau xanh, trái cây. Ăn quá nhiều đạm, ít rau sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa cũng như hệ thần kinh của bé. Do đó, bên cạnh việc chuẩn bị giò, thịt, bánh... các mẹ cũng cần tích trữ rau và quả tươi để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé.


be-an-rau.jpg


- Thịt, cá là những thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu bé ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, ăn quá nhiều thịt, cá trong ngày Tết có thể sẽ dẫn đến béo phì. Không nên cho bé ăn nhiều các thức phẩm chế biến sẵn như giò, chả, thịt hun khói, xúc xích và hạn chế các loại đồ uống có gas.
- Ăn nhiều bánh chưng, bánh tét sẽ gây đầy bụng. Tốt nhất các bé không nên ăn các loại bánh này trước khi đi ngủ vì rất dễ khiến bé bị đau dạ dày.
- Bữa ăn phải vệ sinh, an toàn từ lựa chọn thực phẩm tươi sạch, đến chế biến và bảo quản. Vì thế, các mẹ không nên mua quá nhiều thực phẩm dự trữ, nấu quá nhiều món, bảo quản thức ăn không tốt sẽ gây nên rối loạn tiêu hoá như khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy hoặc có thể gây ngộ độc thực phẩm.
- Đối với bé béo phì, hạn chế các thực phẩm ngọt (chocolate, bánh mứt…) và các món ăn béo (thịt mỡ, món chiên), liên tục nhắc nhở, khuyến khích bé giữ chế độ ăn kiêng như cũ.
 
Bảo Châu

liên quan

Bảo quản thực phẩm an toàn cho bé  385

 8/17/2020  | 

Ngày Tết, hầu như nhà nào cũng dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh để cho bé dùng dần. Nhưng bảo quản những thực phẩm này như thế nào để an toàn nhất đối với bé?

Xem chi tiết 

Dễ mắc bệnh vì …“hào hứng” ăn uống  410

 8/17/2020  | 

Vào những ngày Tết, bé thường bị “ngộp” trong vô số các loại thực phẩm, tâm lý cha mẹ lại thoải mái, dẫn đến tình trạng thiếu kiểm soát việc ăn uống của các bé. Hậu quả là ngay sau khi ăn vô độ, bé sẽ bị căng bụng, tức bụng.

Xem chi tiết 

Phòng ngừa táo bón cho bé ngày Tết  383

 8/17/2020  | 

Táo bón rất hay gặp ở các bé. Trong những ngày Tết, việc sinh hoạt và ăn uống bị đảo lộn, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, khiến bé càng dễ bị táo bón.

Xem chi tiết 

Thực phẩm chế biến sẵn và sức khoẻ của bé  395

 8/17/2020  | 

Do bận rộn, vào những ngày Tết, nhiều cha mẹ phải chọn giải pháp chuẩn bị các loại thực phẩm chế biến sẵn để cho bé ăn. Và những loại thực phẩm này lại ẩn chứa nhiều mối hiểm nguy cho sức khoẻ của bé.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website