Phòng ngừa táo bón cho bé ngày Tết

 8/17/2020 |  Admin   352 lượt xem

(nuoitre.com) - Táo bón rất hay gặp ở các bé. Trong những ngày Tết, việc sinh hoạt và ăn uống bị đảo lộn, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, khiến bé càng dễ bị táo bón.

Nguyên nhân là gì?


tao-bon.jpg

 
Chất xơ có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Thông thường, trong những ngày Tết, gia đình nào cũng dự trữ nhiều đồ ăn, chủ yếu là các loại thịt, bánh mứt kẹo… Đây là những thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, chất bột đường… nhưng ít chất xơ. Bé ăn nhiều thực phẩm loại này lại ít có cơ hội uống nước (do di chuyển nhiều nơi, mải chơi, người lớn lại bận bịu nên không chăm sóc…). Tuy được bổ sung trái cây, nhưng những loại này không có tính nhuận trường, do đó, nguy cơ bé bị táo bón càng tăng cao.
 
Đối với những bé bị táo bón kéo dài, cha mẹ phải thường xuyên cho bé uống men tiêu hóa, các loại thuốc, dược phẩm hỗ trợ… Thế nhưng, những ngày Tết, bé quên mất thói quen này, cha mẹ cũng không để ý đến việc cho bé uống thuốc.
 
Có nhiều bé được cha mẹ cho đi du lịch trong những ngày này, hoặc được đi chơi Tết xa. Bé ham chơi hoặc di chuyển trên xe lâu nên khi có nhu cầu thì cố nín nhịn. Một số bé lại có tính nhút nhát, tâm lý sợ chỗ lạ, sợ đông người… nên cũng cố nín khi muốn đi tiêu. Sự nín nhịn này khiến trực tràng mất tính cảm thụ, đồng thời phân không được tống ra ngoài và bị hấp thụ nước, trở nên rắn lại và sinh ra táo bón.
 
Ngoài ra, nếu bé đang trong qua trình tập đi tiêu, tập ngồi bô hay bồn cầu thì những ngày Tết, cha mẹ cũng ít có điều kiện tập luyện cho bé.
 
Phòng tránh để bé đón Tết vui khỏe


be-an-rau5.jpg

 
Tết Ất Mùi đang đến gần! Để phòng tránh táo bón cho bé, cha mẹ hãy dành thời gian chăm sóc bé nhiều hơn và chú ý:
- Duy trì sinh hoạt như ngày thường, cố gắng để những thói quen hằng ngày của bé thay đổi ít nhất có thể, đặc biệt là giờ giấc, chế độ ăn, ngủ…
- Tăng cường trái cây và rau xanh vào khẩu phần ăn của bé.
- Cho bé uống đủ nước.
- Tập cho bé đi tiêu vào một thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất là sau bữa ăn vì quá trình ăn kích thích ruột tăng nhu động.
- Làm công tác tư tưởng cho bé. Động viên và khuyến khích bé đi tiêu đúng giờ và thường xuyên.
- Nếu phải đi xa vài ngày (đi du lịch, về quê ăn Tết…), cha mẹ có thể mang theo vật dụng quen thuộc của bé khi đi tiêu (chiếc bô), giúp bé có cảm giác thân quen, từ đó mà đi tiêu dễ dàng hơn.
 
Hy vọng, cùng với những lời khuyên trên đây, gia đình sẽ đón Tết an toàn, vui, khỏe!
 
ThS.BS Hoàng Lê Phúc
Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM)

liên quan

Bảo quản thực phẩm an toàn cho bé  347

 8/17/2020  | 

Ngày Tết, hầu như nhà nào cũng dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh để cho bé dùng dần. Nhưng bảo quản những thực phẩm này như thế nào để an toàn nhất đối với bé?

Xem chi tiết 

Dễ mắc bệnh vì …“hào hứng” ăn uống  374

 8/17/2020  | 

Vào những ngày Tết, bé thường bị “ngộp” trong vô số các loại thực phẩm, tâm lý cha mẹ lại thoải mái, dẫn đến tình trạng thiếu kiểm soát việc ăn uống của các bé. Hậu quả là ngay sau khi ăn vô độ, bé sẽ bị căng bụng, tức bụng.

Xem chi tiết 

Gặp nguy vì ăn nhiều đồ ngọt, đồ đạm  371

 8/17/2020  | 

Với trẻ em, việc ăn uống không đúng giờ cộng với chế độ ăn không hợp lý trong những ngày Tết khiến bé thừa chất mà vẫn bị đói, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Xem chi tiết 

Thực phẩm chế biến sẵn và sức khoẻ của bé  356

 8/17/2020  | 

Do bận rộn, vào những ngày Tết, nhiều cha mẹ phải chọn giải pháp chuẩn bị các loại thực phẩm chế biến sẵn để cho bé ăn. Và những loại thực phẩm này lại ẩn chứa nhiều mối hiểm nguy cho sức khoẻ của bé.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website