Đánh giá sự tăng trưởng của bé

 8/21/2020 |  Admin   593 lượt xem

(nuoitre.com) - Để đánh giá xem bé có phát triển bình thường hay không, trước hết cần đánh giá sự tăng trưởng về thể chất và phát triển về tinh thần của bé.

Phương pháp đơn giản để đánh giá sự tăng trưởng của bé tại nhà là theo dõi phát triển cân nặng của bé. Cân nặng của bé lúc mới sinh đủ tháng trung bình là 2,9 – 3,0kg. Nếu cân nặng của bé lúc sinh nhỏ hơn 2,5kg là bé bị sinh non hay bị suy dinh dưỡng bào thai.

Cân nặng trong năm đầu tiên tăng rất nhanh, lúc 5-6 tháng tăng gấp đôi và một năm tăng gấp 3 lần lúc sinh. Trong 6 tháng đầu, mỗi tháng trung bình tăng 600g, 6 tháng cuối, mỗi tháng bé tăng trung bình 500g. Cân nặng của bé từ năm thứ hai trở đi, trung bình mỗi năm tăng 1,5kg.


bieu-do-tang-truong-3.jpg
Biểu đồ tăng trưởng mẫu của WHO.


Cân nặng thể hiện tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của bé. Do đó cách tốt nhất để đánh giá sự tăng trưởng của bé là theo dõi cân nặng liên tục hằng tháng, hằng năm, đặc biệt với bé dưới 5 tuổi. Nếu thấy cân nặng của bé ở tháng sau, hay lần sau không tăng hơn hoặc sút cân hơn so với cân nặng tháng trước là bé bị bệnh hoặc thiếu dinh dưỡng, phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế để khám và để có hướng dẫn xử trí kịp thời.

Mỗi bé cần có một biểu đồ để theo dõi sự phát triển cân nặng, gọi là biểu đồ tăng trưởng của bé. Tờ biểu đồ tăng trưởng này đã được in sẵn đường phát triển cân nặng tiêu chuẩn bình thường. Cha mẹ chỉ cần cân bé hằng tháng, đánh dấu chấm cân nặng của bé vào điểm tương ứng hằng tháng, nối chấm cân nặng lần sau với chấm cân nặng lần trước. Nếu chấm cân nặng lần sau cao hơn chấm cân nặng lần trước là bé phát triển bình thường, nếu chấm lần sau ngang hay thấp hơn chấm cân nặng lần trước là bé bị bệnh hoặc thiếu dinh dưỡng, cần đến cơ sở y tế để tìm nguyên nhân và khắc phục ngay.

(BSGĐ1 – Viện Nhi TW)

liên quan

Làm gì khi bé bị nôn trớ?  615

 8/21/2020  | 

Bình thường ở bé dưới 2-3 tháng, sau khi ăn có thể bị trớ ra một chút sữa do bé bú quá no, bú quá nhiều hơi hoặc do dạ dày của bé còn nằm ngang. Khi bé được 5-6 tháng, bé sẽ ít trớ hơn.

Xem chi tiết 

Chăm sóc da cho bé sơ sinh  551

 8/21/2020  | 

Da của các bé sơ sinh còn non rất dễ bị nhiễm khuẩn, do đó cần phải được chăm sóc cẩn thận.

Xem chi tiết 

Bé ra máu “vùng kín”, có nguy hiểm?  511

 8/21/2020  | 

Trong quá trình chăm sóc bé, những “dấu hiệu lạ” có thể xuất hiện khiến cha mẹ lo lắng. Ra máu ở “vùng kín” của bé gái sơ sinh là một hiện tượng như vậy.

Xem chi tiết 

Khi nào bé cần uống thêm nước?  605

 8/21/2020  | 

Các bé dưới 6 tháng tuổi chỉ nên được nuôi bằng sữa mẹ, không có thêm một thức ăn nào khác.

Xem chi tiết 

Các mốc phát triển của bé  506

 8/21/2020  | 

Sự phát triển tinh thần – vận động của bé đi liền với sự trưởng thành của hệ thần kinh trung ương và cơ thể nói chung. Để đánh giá sự phát triển cần xem xét sự phát triển vận động, phối hợp động tác, khả năng nghe và nói, sự phát triển nhận thức, môi trường xung quanh. Các bậc cha mẹ có thể dễ dàng đánh giá sự phát triển tinh thần – vận động của bé dựa vào các điều sau đây:

Xem chi tiết 

Các phương pháp về kích sữa và duy trì nguồn sữa mẹ   574

 8/21/2020  | 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất dành cho bé trong những năm đầu đời. Đây cũng là thức ăn duy nhất mà bé cần trong giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi. Vì vậy, làm thế nào để duy trì, sử dụng đúng cách, hiệu quả nguồn cung cấp thức ăn quý giá này luôn là vấn đề được các bà mẹ quan tâm.

Xem chi tiết 

Tại sao bé bị rụng tóc?  600

 8/21/2020  | 

Trong những tháng đầu đời, rất nhiều bé bị rụng tóc mà cha mẹ không biết nguyên nhân.

Xem chi tiết 

Nuôi bé khi không có sữa mẹ  543

 8/21/2020  | 

Vì 1 lý do nào đó mà bé không được bú mẹ như mẹ không có sữa, mẹ bị bệnh (lao tiến triển, nhiễm HIV, tâm thần...) hay bản thân bé có bệnh (suy tim nặng, bị sứt môi, hở hàm ếch...) thì bắt buộc phải nuôi bé bằng thức ăn thay thế sữa mẹ.

Xem chi tiết 

Làm gì để bảo vệ nguồn sữa mẹ?  573

 8/21/2020  | 

Trong thời kỳ cho con bú, để có sữa nuôi con, mẹ cần lưu ý thực hiện một số điểm sau đây:

Xem chi tiết 

Tắm bé sơ sinh  520

 8/21/2020  | 

Trong thời kỳ sơ sinh (1 tháng đầu sau sinh) da bé mỏng, dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu bị nhiễm khuẩn sẽ dễ gây tổn thương sâu, nguy hiểm cho bé. Vì vậy, hằng ngày, mẹ cần tắm cho bé để giữ cho da bé được sạch sẽ.

Xem chi tiết 

6 thời điểm mẹ tắm cho bé sơ sinh có thể nguy hiểm tính mạng con  566

 8/21/2020  | 

Nếu tắm cho trẻ khi đang sốt cao có thể dẫn đến bị co giật.

Xem chi tiết 

Thực đơn mẫu cho bé không có sữa mẹ  514

 8/21/2020  | 

Dưới đây là thực đơn ăn dặm mẫu cho các bé không có sữa mẹ.

Xem chi tiết 

Lịch tiêm phòng cho bé  601

 8/21/2020  | 

Tiêm phòng (chủng ngừa) là tạo cho bé một khả năng phòng các bệnh nhiễm trùng, bằng cách tiêm hoặc uống vắc-xin. Mỗi loại vắc-xin chỉ có khả năng phòng một hoặc vài loại bệnh nhiễm trùng mà thôi, do đó, phải đưa bé đi tiêm đủ các loại vắc-xin theo đúng lịch tiêm chủng.

Xem chi tiết 

Những sai lầm thường gặp trong chăm sóc bé  562

 8/21/2020  | 

Những "thói quen" chăm sóc này rất có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Xem chi tiết 

Ủ ấm theo phương pháp chuột túi  499

 8/21/2020  | 

Ủ ấm theo phương pháp chuột túi sẽ giữ cho thân nhiệt của bé bằng thân nhiệt của mẹ, chống ngạt tái phát, đề phòng viêm phổi. Bé sẽ nhanh lên cân, lại tăng cường được quan hệ tình cảm giữa mẹ và con.

Xem chi tiết 

Nguyên nhân nào khiến bé chậm mọc răng?  561

 8/21/2020  | 

Bé chậm nói, chậm đi hoặc chậm mọc răng… đều khiến cho cha mẹ lo “phát sốt”. Những triệu chứng này có nhiều nguyên nhân, có thể do bệnh lý, cũng có thể đó là điều “hết sức bình thường”.

Xem chi tiết 

Những lưu ý khi cắt tóc máu cho bé  596

 8/21/2020  | 

Cắt tóc máu không những không giúp tóc bé nhanh mọc lại mà còn làm mất chức năng bảo vệ thóp của bé. Nếu mẹ có ý định cắt tóc máu cho bé hãy đặc biệt lưu ý đến những vấn đề sau nhé!

Xem chi tiết 

Những biến đổi sinh lý bình thường của bé sơ sinh  584

 8/21/2020  | 

Giai đoạn sơ sinh, bé có những biến đổi sinh lý nhằm thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.

Xem chi tiết 

Lý do bất ngờ của việc không nên đội mũ cho trẻ sơ sinh  537

 8/21/2020  | 

Việc đội mũ cho trẻ sơ sinh là không cần thiết, thậm chí không nên, đối với những em bé chào đời khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Xem chi tiết 

Lưu ý khi cho bé bú bình  623

 8/21/2020  | 

Hiện nay, nhiều mẹ đã chọn cách cho con bú bình là chính. Vì thế, trong các gia đình có con nhỏ, hầu hết nhà nào cũng có bình sữa.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website