Làm gì khi mẹ thiếu sữa?

 8/21/2020 |  Admin   518 lượt xem

(nuoitre.com) - Ngày nay, ngày càng có nhiều mẹ muốn nuôi con bằng chính nguồn sữa của mình đồng thời có ý thức trong việc bảo vệ nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ có rất nhiều khó khăn, trục trặc mà nếu mẹ không có kinh nghiệm lại không được sự giúp đỡ của nhân viên y tế hoặc những người xung quanh thì bà mẹ rất dễ mất niềm tin vào sữa mẹ và dễ dàng cho bé bú thêm sữa bò. Điều này thật là đáng tiếc!

Mẹ nào cũng đủ sữa cho con
 
Việc ăn uống của mẹ trong lúc mang thai là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của thai nhi, sự tạo sữa trong thời kỳ cho con bú và sự phát triển của bé sau này.
 
Khi mang thai 6 tháng đầu, ngoài chế độ ăn như bình thường, mẹ cần ăn thêm một chén cơm và thức ăn mỗi ngày. Vào 3 tháng cuối của thai kỳ và khi nuôi con bằng sữa mẹ, mỗi ngày, mẹ nên ăn thêm 2 chén cơm và đầy đủ thức ăn. Ngoài ra, nên ăn bổ sung thêm chất đạm, vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng.
 
Ăn uống đầy đủ là quan trọng nhưng nếu mẹ không cho bé bú thường xuyên thì cũng không kích thích tạo sữa được.
 
Một điều quan trọng mà mẹ cần nhớ là tất cả các mẹ đều đủ sữa cho con bú, ngay cả khi sinh đôi. Kích thước bầu vú to nhỏ là do mô mỡ và các tổ chức khác tạo nên, dù thế nào thì số lượng mô tuyến sữa cũng như nhau nên đều có thể tạo ra nhiều sữa. Trong trường hợp mẹ có cảm giác là mình không đủ sữa do bé quấy khóc hoặc không có cảm giác “xuống sữa” khi bé bú… thì cũng đừng quá hoang mang, cứ cho bé bú theo nhu cầu vì mẹ chỉ thực sự thiếu sữa khi bé có biểu hiện tăng cân ít, dưới 500g/tháng hoặc bé đi tiểu ít, nước tiểu cô đặc, số lần đi tiểu  ít hơn 6 lần/ngày.


bu-me.jpg

 
Cho bé bú đúng để tăng tiết sữa
 
Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt trong vòng giờ đầu sau khi sinh, có thể lúc này sữa mẹ rất ít, chỉ chừng vài ml, nhưng trong những ngày đầu, lượng sữa này đã đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Đồng thời, động tác mút vú sớm của bé sơ sinh ngay sau sinh sẽ giúp cho sự tạo sữa được bắt đầu.
 
Cách ngậm vú mẹ của bé cũng là điều quan trọng quyết định bé có nhận đủ lượng sữa mẹ để giúp tăng trưởng hay không, bởi nếu bé ngậm vú không tốt thì dù mẹ có nhiều sữa bé vẫn không tăng cân được.
 
Khi bú mẹ, miệng bé cần há to, môi dưới cong ra ngoài và cằm bé chạm vào vú mẹ để ngậm được cả quầng vú chứ không phải chỉ ngậm núm vú, vì khi bé ngậm cả quầng vú thì miệng và lưỡi bé mới ép vào các xoang sữa để sữa chảy ra dễ dàng.
 
Tư thế thân người của bé cũng quan trọng trong việc giúp bé bú mẹ một cách hiệu quả. Khi cho bé bú thì đầu của bé, thân mình và mông bé phải nằm trên cùng một đường thẳng và phải được nâng đỡ, đồng thời bụng của bé phải áp sát với bụng mẹ, mặt bé phải đối diện với vú mẹ. Tất cả những điều trên tạo nên một tư thế bú đúng và cách ngậm bắt vú tốt giúp bé bú có hiệu quả. Khi bé ngậm bắt vú đúng bà mẹ sẽ cảm thấy không đau ở đầu vú, cảm thấy “rần rần” khi sữa xuống, bé nuốt sữa nghe ừng ực và tự nhả vú khi bú xong với vẻ hài lòng, thỏa mãn. Khi bé ngậm vú không tốt sẽ gây ra hàng loạt các hậu quả, trước tiên là mẹ sẽ bị đau núm vú do bé chỉ bú núm mà không ngậm cả quầng vú, nếu đau núm vú kéo dài sẽ gây tổn thương núm vú, bé không bú được sữa sẽ quấy khóc nhiều hơn mà sữa thì ứ lại gây cương tức vú. Sữa ứ đọng do không được bú hết có thể gây ra việc tạo sữa ít hơn, dần dần làm mất sữa. Do vậy những bà nhiều sữa, sau khi bé bú nên vắt bớt sữa để làm trống bầu vú vì nếu vú mẹ còn đầy sữa thì cơ thể sẽ  tiết ra chất ức chế sự tạo sữa.
 
Để phòng tránh đau núm vú, mẹ không nên cho bé ngậm núm vú giả hoặc dùng bình sữa, bởi vì cách bú sữa từ bình rất khác với bú sữa từ vú mẹ, với bình sữa trẻ chỉ cần mút nhẹ là sữa đã ra rất nhiều khi đó bé dễ dàng từ chối bú mẹ.
 
Quan tâm đến bầu sữa mẹ
 
Một trong những nguyên nhân cản trở việc cho con bú là tình trạng núm vú phẳng hoặc bị tụt vào trong ở một số mẹ. Lúc này, mẹ cần kiên trì cho con bú, động tác bú của bé sẽ giúp kéo dài núm vú. Mẹ cũng có thể vắt sữa, đút cho bé uống bằng muỗng và khi vắt bớt sữa sẽ giúp bầu vú mềm hơn, bé sẽ dễ ngậm hơn. Tuyệt đối không cho bé bú bình vì sẽ làm cho bé khó ngậm bắt vú của mẹ hơn.
 
Một khó khăn khác cũng khá thường gặp là tình trạng tắc tia sữa và biến chứng viêm vú, khi đó vú sẽ nổi cục cứng, sưng tấy đỏ từng mảng và rất đau. Trong trường hợp này, mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé bú với cách ngậm bắt vú đúng, dùng khăn ấm chườm vú và mát-xa nhẹ nhàng bầu vú. Mẹ cũng cần uống nhiều nước và được nghỉ ngơi.
 
Nuôi con bằng sữa mẹ là quá trình tự nhiên nhưng cũng không ít khó khăn và trục trặc xảy ra, do vậy các mẹ rất cần sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của những người xung quanh để việc cho bé bú mẹ được thành công.
 
BS.CK2 Hoàng Thị Thanh Thủy
GVQG CT Nuôi con bằng sữa mẹ

liên quan

Để bé nhận được nguồn sữa mẹ tốt nhất  482

 8/21/2020  | 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất dành cho bé. Đây cũng là thức ăn duy nhất mà bé cần trong giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi. Để bé nhận được nguồn sữa tốt nhất, mẹ cần:

Xem chi tiết 

Giúp bé bú “ngon”  501

 8/21/2020  | 

Chị Kim Anh (quận Phú Nhuận, TP.HCM) vừa sinh con đầu lòng được gần 2 tháng. Do thiếu kinh nghiệm, lại ở xa cha mẹ nên chị thường cảm thấy lúng túng trong việc canh giờ, cữ bú và cách cho bé bú.

Xem chi tiết 

Có nên nhể nanh sữa cho bé?  437

 8/21/2020  | 

Nhiều mẹ khá lạ lẫm khi nghe nói về nanh sữa. Chỉ đến khi tới bác sĩ khám mới biết con mình có nanh sữa và mẹ còn rất lo lắng khi bác sĩ nhổ nanh cho con: lo bé quấy khóc nhiều; lo liệu nhổ nanh sữa ảnh hưởng đến sức khỏe của bé…

Xem chi tiết 

Chữa trị tưa miệng cho bé  465

 8/21/2020  | 

Tưa miệng thường gặp ở bé còn bú mẹ và đặc biệt là ở bé dưới 2 tháng tuổi.

Xem chi tiết 

Đánh giá sự tăng trưởng của bé  512

 8/21/2020  | 

Để đánh giá xem bé có phát triển bình thường hay không, trước hết cần đánh giá sự tăng trưởng về thể chất và phát triển về tinh thần của bé.

Xem chi tiết 

Chọn quần áo cho bé  533

 8/21/2020  | 

Đối với những người lần đầu làm cha mẹ, việc chuẩn bị quần áo cho con gây không ít băn khoăn, lo lắng.

Xem chi tiết 

Cách chọn bột và những lưu ý khi nấu bột ăn dặm cho bé  458

 8/21/2020  | 

6 tháng tuổi, bé yêu bắt đầu bước vào những ngày đầu tập ăn dặm. Vào siêu thị chọn bột ăn dặm cho bé, mẹ hoa cả mắt bởi đủ chủng loại, thương hiệu, mùi vị. Về đến nhà, mẹ lại được bác hàng xóm mách cho cách tự làm bột ăn dặm cho bé. Biết chọn loại nào đây?

Xem chi tiết 

Nuôi bé khi không có sữa mẹ  468

 8/21/2020  | 

Vì 1 lý do nào đó mà bé không được bú mẹ như mẹ không có sữa, mẹ bị bệnh (lao tiến triển, nhiễm HIV, tâm thần...) hay bản thân bé có bệnh (suy tim nặng, bị sứt môi, hở hàm ếch...) thì bắt buộc phải nuôi bé bằng thức ăn thay thế sữa mẹ.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé bị chốc  565

 8/21/2020  | 

Chốc có thể bị ở bất kỳ chỗ nào trên da. Thường là ở đầu, mặt, tay chân. Rất dễ lây lan sang bé khác từ những vết loét hoặc tay do ngứa gãi. Bé không sốt.

Xem chi tiết 

Cách chăm sóc bé sơ sinh đủ tháng  486

 8/21/2020  | 

Tất cả các trường hợp bé có biểu hiện bất thường hoặc bỏ bú đều cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé sơ sinh bị vàng da  515

 8/21/2020  | 

Vàng da là hiện tượng thường gặp ở bé mới sinh, nhất là trong tuần đầu sau sinh do chức năng gan của bé mới sinh chưa trưởng thành làm cho chất gây vàng da tăng lên trong máu (bilirubin). Vàng da ở các bé sơ sinh có thể là vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý.

Xem chi tiết 

Thực đơn mẫu cho bé không có sữa mẹ  433

 8/21/2020  | 

Dưới đây là thực đơn ăn dặm mẫu cho các bé không có sữa mẹ.

Xem chi tiết 

Lịch tiêm phòng cho bé  526

 8/21/2020  | 

Tiêm phòng (chủng ngừa) là tạo cho bé một khả năng phòng các bệnh nhiễm trùng, bằng cách tiêm hoặc uống vắc-xin. Mỗi loại vắc-xin chỉ có khả năng phòng một hoặc vài loại bệnh nhiễm trùng mà thôi, do đó, phải đưa bé đi tiêm đủ các loại vắc-xin theo đúng lịch tiêm chủng.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé sinh non và thấp cân  497

 8/21/2020  | 

Bé sinh non là thời kỳ phát triển trong bụng mẹ từ 28-37 tuần. Bé có cân nặng thấp là bé sinh ra có trọng lượng cân nặng dưới 2.500g. Bé sinh non và bé suy dinh dưỡng trong thai khi sinh ra đều có cân nặng thấp.

Xem chi tiết 

Ủ ấm theo phương pháp chuột túi  427

 8/21/2020  | 

Ủ ấm theo phương pháp chuột túi sẽ giữ cho thân nhiệt của bé bằng thân nhiệt của mẹ, chống ngạt tái phát, đề phòng viêm phổi. Bé sẽ nhanh lên cân, lại tăng cường được quan hệ tình cảm giữa mẹ và con.

Xem chi tiết 

Nguyên nhân nào khiến bé chậm mọc răng?  486

 8/21/2020  | 

Bé chậm nói, chậm đi hoặc chậm mọc răng… đều khiến cho cha mẹ lo “phát sốt”. Những triệu chứng này có nhiều nguyên nhân, có thể do bệnh lý, cũng có thể đó là điều “hết sức bình thường”.

Xem chi tiết 

Làm gì khi bé bị nôn trớ?  550

 8/21/2020  | 

Bình thường ở bé dưới 2-3 tháng, sau khi ăn có thể bị trớ ra một chút sữa do bé bú quá no, bú quá nhiều hơi hoặc do dạ dày của bé còn nằm ngang. Khi bé được 5-6 tháng, bé sẽ ít trớ hơn.

Xem chi tiết 

Chăm sóc rốn cho bé  507

 8/21/2020  | 

Uốn ván rốn và nhiễm khuẩn từ rốn có thể gây tử vong cho bé. Do vậy, để phòng uốn ván rốn cho bé mới sinh, các bà mẹ có thai cần phải:

Xem chi tiết 

Chăm sóc da cho bé sơ sinh  472

 8/21/2020  | 

Da của các bé sơ sinh còn non rất dễ bị nhiễm khuẩn, do đó cần phải được chăm sóc cẩn thận.

Xem chi tiết 

Bé ra máu “vùng kín”, có nguy hiểm?  441

 8/21/2020  | 

Trong quá trình chăm sóc bé, những “dấu hiệu lạ” có thể xuất hiện khiến cha mẹ lo lắng. Ra máu ở “vùng kín” của bé gái sơ sinh là một hiện tượng như vậy.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website