Lưu ý khi cho bé bú bình

 8/21/2020 |  Admin   642 lượt xem

(nuoitre.com) - Hiện nay, nhiều mẹ đã chọn cách cho con bú bình là chính. Vì thế, trong các gia đình có con nhỏ, hầu hết nhà nào cũng có bình sữa.

Tuy nhiên, khi cho bé bú bình, mẹ nên lưu ý:


be-bu-binh1.jpg


- Bé bú bình thường có thói quen bú sữa no, sau đó ngậm núm vú và ngủ luôn. Sữa bò thường ngọt hơn sữa mẹ, bám vào men răng cả đêm sẽ dễ làm bé bị sâu răng. Vì thế, mẹ không nên cho bé ngậm bình sữa khi ngủ. Trước khi cho bé ngủ, nên vệ sinh sạch sẽ răng, lợi cho bé.

- Bé bú sữa bò dễ bị bệnh hơn bé bú sữa mẹ, vì trong sữa bò không có đủ những kháng thể quý báu để chống đỡ bệnh tật cho bé như trong sữa mẹ. Bé bú bình có nhiều nguy cơ tiêu chảy và nhiễm khuẩn đường hô hấp nhiều hơn bé bú mẹ. Vì thế, hãy cố hạn chế thay đổi sữa cho bé khi bé bú bình. Vả lại, mẹ nên tham vấn bác sĩ nhi trước khi quyết định cho bé bú bình để có sự lựa chọn sữa phù hợp nhất cho bé.

- Bé bú bình có khả năng dễ bị táo bón hơn bé bú mẹ, vì thế, khi cho bé bú bình, mẹ nên pha sữa theo đúng công thức nhà sản xuất khuyến cáo, không nên pha loãng quá hay đặc quá.

- Các nhà khoa học cũng khuyến cáo về chất lượng nhựa được dùng để sản xuất bình sữa. Với những loại bình nhựa kém chất lượng, nhà sản xuất thường sử dụng loại nhựa có chứa chất Bisphenol-A (BPA). Chất này có tác động về lâu dài như oestrogen - hoóc-môn sinh dục nữ - gây tổn thương não, rối loạn sinh sản và các bệnh ung thư sau này. Vì thế, nếu sử dụng bình nhựa và núm vú nhựa, mẹ phải lưu ý mua loại bình tốt và nên thay đổi khi bình đã cũ. Tốt nhất là cho bé dùng bình bằng thủy tinh.
 
BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh
Trưởng khoa Dịch vụ 1, BV Nhi Đồng 2 (TP.HCM)

liên quan

6 thời điểm mẹ tắm cho bé sơ sinh có thể nguy hiểm tính mạng con  579

 8/21/2020  | 

Nếu tắm cho trẻ khi đang sốt cao có thể dẫn đến bị co giật.

Xem chi tiết 

Làm gì để bảo vệ nguồn sữa mẹ?  583

 8/21/2020  | 

Trong thời kỳ cho con bú, để có sữa nuôi con, mẹ cần lưu ý thực hiện một số điểm sau đây:

Xem chi tiết 

Tại sao bé bị rụng tóc?  609

 8/21/2020  | 

Trong những tháng đầu đời, rất nhiều bé bị rụng tóc mà cha mẹ không biết nguyên nhân.

Xem chi tiết 

Các phương pháp về kích sữa và duy trì nguồn sữa mẹ   586

 8/21/2020  | 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất dành cho bé trong những năm đầu đời. Đây cũng là thức ăn duy nhất mà bé cần trong giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi. Vì vậy, làm thế nào để duy trì, sử dụng đúng cách, hiệu quả nguồn cung cấp thức ăn quý giá này luôn là vấn đề được các bà mẹ quan tâm.

Xem chi tiết 

Khi nào bé cần uống thêm nước?  619

 8/21/2020  | 

Các bé dưới 6 tháng tuổi chỉ nên được nuôi bằng sữa mẹ, không có thêm một thức ăn nào khác.

Xem chi tiết 

Bé ra máu “vùng kín”, có nguy hiểm?  522

 8/21/2020  | 

Trong quá trình chăm sóc bé, những “dấu hiệu lạ” có thể xuất hiện khiến cha mẹ lo lắng. Ra máu ở “vùng kín” của bé gái sơ sinh là một hiện tượng như vậy.

Xem chi tiết 

Chăm sóc da cho bé sơ sinh  568

 8/21/2020  | 

Da của các bé sơ sinh còn non rất dễ bị nhiễm khuẩn, do đó cần phải được chăm sóc cẩn thận.

Xem chi tiết 

Chăm sóc rốn cho bé  616

 8/21/2020  | 

Uốn ván rốn và nhiễm khuẩn từ rốn có thể gây tử vong cho bé. Do vậy, để phòng uốn ván rốn cho bé mới sinh, các bà mẹ có thai cần phải:

Xem chi tiết 

Làm gì khi bé bị nôn trớ?  626

 8/21/2020  | 

Bình thường ở bé dưới 2-3 tháng, sau khi ăn có thể bị trớ ra một chút sữa do bé bú quá no, bú quá nhiều hơi hoặc do dạ dày của bé còn nằm ngang. Khi bé được 5-6 tháng, bé sẽ ít trớ hơn.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé sinh non và thấp cân  588

 8/21/2020  | 

Bé sinh non là thời kỳ phát triển trong bụng mẹ từ 28-37 tuần. Bé có cân nặng thấp là bé sinh ra có trọng lượng cân nặng dưới 2.500g. Bé sinh non và bé suy dinh dưỡng trong thai khi sinh ra đều có cân nặng thấp.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé sơ sinh bị vàng da  611

 8/21/2020  | 

Vàng da là hiện tượng thường gặp ở bé mới sinh, nhất là trong tuần đầu sau sinh do chức năng gan của bé mới sinh chưa trưởng thành làm cho chất gây vàng da tăng lên trong máu (bilirubin). Vàng da ở các bé sơ sinh có thể là vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý.

Xem chi tiết 

Cách chăm sóc bé sơ sinh đủ tháng  585

 8/21/2020  | 

Tất cả các trường hợp bé có biểu hiện bất thường hoặc bỏ bú đều cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé bị chốc  655

 8/21/2020  | 

Chốc có thể bị ở bất kỳ chỗ nào trên da. Thường là ở đầu, mặt, tay chân. Rất dễ lây lan sang bé khác từ những vết loét hoặc tay do ngứa gãi. Bé không sốt.

Xem chi tiết 

Cách chọn bột và những lưu ý khi nấu bột ăn dặm cho bé  541

 8/21/2020  | 

6 tháng tuổi, bé yêu bắt đầu bước vào những ngày đầu tập ăn dặm. Vào siêu thị chọn bột ăn dặm cho bé, mẹ hoa cả mắt bởi đủ chủng loại, thương hiệu, mùi vị. Về đến nhà, mẹ lại được bác hàng xóm mách cho cách tự làm bột ăn dặm cho bé. Biết chọn loại nào đây?

Xem chi tiết 

Chọn quần áo cho bé  619

 8/21/2020  | 

Đối với những người lần đầu làm cha mẹ, việc chuẩn bị quần áo cho con gây không ít băn khoăn, lo lắng.

Xem chi tiết 

Chữa trị tưa miệng cho bé  549

 8/21/2020  | 

Tưa miệng thường gặp ở bé còn bú mẹ và đặc biệt là ở bé dưới 2 tháng tuổi.

Xem chi tiết 

Có nên nhể nanh sữa cho bé?  521

 8/21/2020  | 

Nhiều mẹ khá lạ lẫm khi nghe nói về nanh sữa. Chỉ đến khi tới bác sĩ khám mới biết con mình có nanh sữa và mẹ còn rất lo lắng khi bác sĩ nhổ nanh cho con: lo bé quấy khóc nhiều; lo liệu nhổ nanh sữa ảnh hưởng đến sức khỏe của bé…

Xem chi tiết 

Để bé nhận được nguồn sữa mẹ tốt nhất  580

 8/21/2020  | 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất dành cho bé. Đây cũng là thức ăn duy nhất mà bé cần trong giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi. Để bé nhận được nguồn sữa tốt nhất, mẹ cần:

Xem chi tiết 

Giúp bé bú “ngon”  590

 8/21/2020  | 

Chị Kim Anh (quận Phú Nhuận, TP.HCM) vừa sinh con đầu lòng được gần 2 tháng. Do thiếu kinh nghiệm, lại ở xa cha mẹ nên chị thường cảm thấy lúng túng trong việc canh giờ, cữ bú và cách cho bé bú.

Xem chi tiết 

Làm gì khi mẹ thiếu sữa?  608

 8/21/2020  | 

Ngày nay, ngày càng có nhiều mẹ muốn nuôi con bằng chính nguồn sữa của mình đồng thời có ý thức trong việc bảo vệ nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ có rất nhiều khó khăn, trục trặc mà nếu mẹ không có kinh nghiệm lại không được sự giúp đỡ của nhân viên y tế hoặc những người xung quanh thì bà mẹ rất dễ mất niềm tin vào sữa mẹ và dễ dàng cho bé bú thêm sữa bò. Điều này thật là đáng tiếc!

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website