Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ:
Đối với bé: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.
- Dễ tiêu hóa và dễ hấp thu.
- Bảo vệ bé, chống đỡ các bệnh nhiễm trùng, dị ứng.
- Giúp bé phát triển trí thông minh.
Đối với mẹ:
- Gắn bó tình cảm mẹ con.
- Giúp cho mẹ chậm có thai.
- Giảm nguy cơ thiếu máu, ung thư cổ tử cung và ung thư vú.
- Thuận tiện và ít tốn kém.
Cách cho con bú:
- Cho bé bú sớm trong vòng nửa giờ đầu sau sinh.
- Bú theo yêu cầu của bé.
- Khi cho con bú, bà mẹ nên bế sát bé vào lòng, đặt bé ngang tầm với vú, đầu và thân bé nằm thẳng, cằm của bé tì vào vú mẹ, miệng mở rộng để ngậm sâu vào quầng đen quang vú.
- Cho bú kiệt một bên rồi mới chuyển sang vú khác.
- Cho bé bú đến khi bé tự nhả vú mẹ.
- Bú hoàn toàn trong bốn tháng đầu, không ăn thêm bất cứ thức ăn hoặc nước uống nào khác.
- Thời gian cai sữa trung bình từ 18-24 tháng.
Cho bé ăn bổ sung:
- Từ 6 tháng tuổi, ngoài bú sữa mẹ nên cho bé ăn thêm thức ăn khác.
- Các bữa bột cháo phải nấu lẫn với thịt hoặc trứng, cá, đậu, lạc, đỗ, vừng, một ít rau băm hoặc thái nhỏ và thêm một thìa dầu mỡ.
- Cho ăn bổ sung từ lỏng đến đặc, ăn từ từ từng ít một rồi tăng dần lên.
- Số bữa ăn trong ngày tùy theo từng tháng tuổi của bé.
Hướng dẫn nuôi bé từ 0-3 tuổi:
0-4 tháng tuổi: bé bú mẹ hoàn toàn
5-6 tháng tuổi: bé bú mẹ + một bữa bột loãng nấu đặc dần lên + nước hoa quả 2-4 thìa.
7-8 tháng: bé bú mẹ + 2 bữa bột đặc + hoa quả nghiền 4-6 thìa.
9-12 tháng: bé bú mẹ + 3 bữa bột đặc + hoa quả nghiền 6-8 thìa.
13-18 tháng: bé bú mẹ + 4 bữa cháo loãng nấu đặc dần lên + hoa quả.
19-24 tháng: bé bú mẹ + 4 bữa cháo đặc + hoa quả + tập ăn cơm nát.
25-36 tháng: bé ăn 4 bữa cơm nát + thức ăn nấu nhừ + hoa quả.
Từ 36 tháng tuổi trở đi cho bé ăn cơm bình thường như người lớn, ngoài 3 bữa chính, cho bé ăn thêm 2 bữa phụ (sữa, hoa quả, bánh…).
(BSGĐ1 – Viện nhi TW)