- Trò chơi cầm nắm: Với những bé nhỏ hơn, hãy bắt đầu bằng trò chơi cần đến sự cầm nắm của cả bàn tay. Sau đó, cha mẹ có thể đổi sang các hoạt động cần tới sự khéo léo của ngón cái và ngón trỏ. Điều này sẽ giúp bé điều khiển những ngón tay của mình tốt hơn.
- Trò ghép hình: Để bắt đầu, có thể cho bé thử với 4 - 5 mảnh ghép. Khi bé nắm được “luật chơi”, cha mẹ có thể tăng số mảnh ghép lên để thử thách bé. Bé có thể thấy chán nản khi trò chơi quá khó khiến bé không làm được, vì vậy, cha mẹ cần trấn an và khích lệ tinh thần cho bé.
- Khối lắp ráp bằng nhựa an toàn: Với đồ chơi này, bé có thể xây dựng những hình dáng mà bé ưa thích. Qua đó, bé sẽ có cơ hội rèn kỹ năng vận động và phối hợp tay, mắt.
- Nặn đất sét: Đây là một trong những trò chơi phổ biến nhất để khuyến khích sự phát triển của bé. Hãy để bé thỏa thích sáng tạo những hình dạng khác nhau nhé!
Theo lamsao.com