Nhận thức và cảm xúc của bé 1-3 tuổi

 8/21/2020 |  Admin   387 lượt xem

(nuoitre.com) - Bé trong độ tuổi 1-3, cùng với những phát triển về thể chất còn có những bước tiến mới trong nhận thức và cảm xúc. Khác hẳn các thời kỳ trước đó, bé đã biết thông qua các giác quan để “thăm dò”, khám phá thế giới xung quanh. Nắm được các đặc điểm tâm lý của bé giai đoạn này, cha mẹ có thể giúp bé phát triển theo hướng tốt nhất.

Có thái độ với những thay đổi
Trong giai đoạn này, bé đã có trí nhớ về cảm xúc và biết bày tỏ thái độ với những thay đổi. Bé đã nhớ khi nào buồn, khi nào vui mừng và có thể “khó chịu” khi phải ăn, ngủ ở một nơi “không phải là nhà mình” hay hào hứng khi được tự cầm thìa xúc ăn.


khoc.jpg

 

Đồ vật cũng có cảm xúc
Lúc khoảng 2 tuổi, bé thường cho rằng những đồ vật vô tri giác như đồ chơi, đồ vật xung quanh cũng có cảm xúc, suy nghĩ và có hành động như con người. Bé tin chắc rằng khi búp bê ngã xuống, búp bê cũng bị “bươu đầu” giống như bé vậy; hoặc bé sẽ nói rằng, chú gấu bông ở nhà đang chờ bé về xúc ăn. Chính vì vậy, cha mẹ cần giúp bé học được tình thương yêu, sự đồng cảm đối với con người cũng như đồ vật xung quanh. Cha mẹ cần kể cho bé nghe các câu chuyện ngụ ngôn, mượn con vật để nói lên tình cảm của loài người; cần cùng con xem tranh, dành thời gian mỗi tối trò chuyện với bé, giúp bé hiểu, nói và bộc lộ cảm xúc. Sau những lời căn dặn của cha mẹ, bé cần trải nghiệm để có được thói quen, cần thực hiện các hành vi tốt như nói lời xin lỗi, đỡ bạn dậy khi làm bạn ngã, xoa cho bạn khi lỡ cắn bạn đau...

Tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua các giác quan
Từ khi mới sinh ra đến lúc 2-3 tuổi, bé dành phần lớn thời gian để tìm tòi, khám phá. Đây là thời gian bé vận dụng tối đa các giác quan của mình, qua đó giúp bé tìm hiểu thế giới xung quanh tốt hơn. Lúc 2 tuổi, bé có trí nhớ tốt về hình ảnh, sự vật, hơn nữa, thị giác của bé phát triển rất tốt nên có thể nhìn được mọi thứ trong tầm mắt giống như người lớn, trong đó có khả năng nhận biết về khoảng cách, bề sâu và sự chuyển động. Khi bé được 2 tuổi rưỡi, bé bắt đầu có cảm giác về màu sắc. Lúc này, bé thường thích ghép các đồ vật lại với nhau dựa vào màu sắc, kích thước hoặc mục đích sử dụng. Các đồ chơi thích hợp nhất lúc này là các khối gỗ, tháp lồng (giúp bé nhận biết những màu sắc và các nhóm đồ vật khác nhau), búp bê, con thú (giúp bé làm quen với cuộc sống xung quanh qua thế giới đồ chơi, đồ vật bé nhỏ, kích thích trí tưởng tượng của bé)... Trí tưởng tượng đang dần hình thành nên bé rất thích thú khi được nghe kể chuyện và ưa kể chuyện cho người khác nghe, thông qua lăng kính chủ quan của bé.
 
Thích lục lọi, tìm tòi, bé học qua khám phá
Bé con thường học hỏi bằng cách tự khám phá. Tuy nhiên, người lớn thường cấm đoán bé. Việc cần làm là tạo cho bé môi trường an toàn, dạy cho bé biết những giới hạn, ví dụ như bé không được lục lọi đồ đạc trong giỏ người khác, không bước xuống cầu thang một mình... Cha mẹ phát triển khả năng quan sát, giúp bé suy nghĩ, đưa ra kết luận. Trí não của bé vẫn còn rất non nớt, song bé đã bắt đầu biết xử lý các thông tin mà bé thu nhận được, cũng như đã hiểu biết khá nhiều về cách suy luận nguyên nhân - kết quả.


kham-pha.jpg

 
Ngôn ngữ, nhận thức phát triển mạnh
Khi 3 tuổi, bé có những bước tiến nhảy vọt về ngôn ngữ và nhận thức, trí tuệ. Mọi tác động xung quanh đều được bé ghi nhận và phản hồi trong trò chơi, lời nói. Có thể thấy, bé khạc to trước khi nhổ; bé chơi trò chơi say rượu ở trường mầm non; bé chống tay, trợn mắt quát… Đó là bé đang tái hiện lại những hình ảnh bé quan sát được từ xung quanh. Lúc này, cha mẹ cần mẫu mực, làm gương cho bé trong cách ứng xử, hành vi, lời nói, thái độ, bởi bé sẽ tiếp thu tất cả, như một “miếng mút thấm nước”, kể cả điều hay, thứ dở.

Cha mẹ cần dạy bé các việc được và không được làm, phân biệt điều tốt, điều xấu. Các lệnh mà cha mẹ đưa ra phải hợp lý và dứt khoát, có báo trước, theo dõi bé thực hiện đến cùng, đưa ra lời khen chê cụ thể, tránh tình trạng mẹ cho phép mà cha không cho, hay ông bà thương cháu lén làm hài lòng cháu khi cha mẹ cấm. Ví dụ, khi cần cho bé ăn tối mà bé đang mê mải với đống đồ chơi, cha mẹ hãy ngồi xuống chơi cùng bé: “Ôi bây giờ Thỏ, Sóc nghỉ ăn cà rốt đi, cu Bo ăn cơm đã nhé...”. Báo trước như vậy sẽ giúp bé có bước chuẩn bị về mặt tâm lý, và cha mẹ sẽ đỡ thấy cảnh con “la hét, kháng cự”.

Có trí nhớ về vận động
Bắt đầu sang tuổi thứ 3, bé đã bước đầu có trí nhớ về vận động, do đó có thể tự phục vụ mình (và người khác). Cha mẹ không nên vì tâm lý muốn nhanh, gọn, sạch sẽ mà làm giúp bé mọi việc, bởi như vậy là đã tước mất quyền tham gia của bé, làm cho bé sau này ỷ lại, vụng về, phụ thuộc người khác. Các đồ chơi, trang trí, bày biện, sắp xếp nên tiện cho việc sử dụng của bé, khuyến khich bé làm việc. Nếu bé vụng về, làm rơi, làm đổ, làm lâu, cha mẹ cũng đừng phiền lòng. Hãy động viên, cho bé cơ hội trải nghiệm, thành công.

Chắc chắn rằng cha mẹ nào cũng yêu con, mong muốn con tiến bộ. Chỉ cần hiểu con là đã đảm bảo 75% thành công rồi đấy!

TS. Nguyễn Thị Thanh Bình
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

liên quan

Muốn con thông minh, mẹ hãy cho bé chơi những đồ chơi này  670

 8/21/2020  | 

Thời điểm bé từ 1 - 3 tuổi là cơ hội vàng để cha mẹ giúp bé phát triển trí thông minh và khả năng sáng tạo một cách tối ưu nhất, không chỉ bằng việc cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng mà còn bằng các đồ chơi. Tuy nhiên, bạn cần chọn đúng loại để bé phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo.

Xem chi tiết 

Phạt bé thế nào cho đúng?  362

 8/21/2020  | 

Tuổi 1 – 3 là giai đoạn “bướng” của bé. Do đó, cha mẹ rất khó để dạy dỗ bé với những hình thức phạt nghiêm khắc mỗi khi bé mắc lỗi. Phương pháp kỷ luật bé 1 - 3 tuổi sau đây hy vọng sẽ có ích cho cha mẹ.

Xem chi tiết 

Chế độ ăn cho bé 1-3 tuổi  387

 8/21/2020  | 

Từ 1-3 tuổi là thời kỳ bé phát triển rất nhanh cả về thể lực lẫn trí tuệ. Nếu được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, bé sẽ khoẻ mạnh, thông minh, ít bị bệnh.

Xem chi tiết 

Đề phòng tai nạn khi bé chơi đùa  405

 8/21/2020  | 

Trẻ con vốn hiếu động trong khi rủi ro luôn tiềm ẩn khắp nơi…

Xem chi tiết 

Để bé có thói quen ăn uống lành mạnh  380

 8/21/2020  | 

Đối với các bé, nhu cầu dinh dưỡng tính theo trọng lượng cơ thể đôi khi còn cao hơn so với người lớn. Mặt khác, nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, bé sẽ phát triển tốt, ít ốm đau, bệnh tật. Do đó, mẹ cần tạo cho bé có thói quen ăn uống lành mạnh để bé phát triển toàn diện.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé biếng ăn  362

 8/21/2020  | 

Khi con còn nhỏ, điều quan tâm nhất của mẹ là sức khỏe của con. Nhưng nếu bé biếng ăn kéo dài sẽ dễ bị giảm cân, giảm sức đề kháng, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển tầm vóc và trí tuệ.

Xem chi tiết 

Dấu hiệu bé chậm phát triển  392

 8/21/2020  | 

Nếu thấy bé chậm so với mốc phát triển và chậm so với bé cùng độ tuổi là nên nghi ngờ có chậm phát triển.

Xem chi tiết 

Làm gì để bé tự xúc ăn?  359

 8/21/2020  | 

Nhiều mẹ mỗi khi nghĩ đến giờ ăn của bé lại “giật mình” ái ngại, bởi phải bế bé đi “rong khắp nơi” hoặc chạy theo xúc cho bé ăn. Có những bé, dù đã học mẫu giáo vẫn chưa tự xúc được, khiến không những mẹ mà cả các cô giáo cũng vất vả.

Xem chi tiết 

Bé 1 – 3 tuổi cần ăn những thực phẩm này để phát triển tốt nhất  316

 8/21/2020  | 

Trong giai đoạn 1 – 3 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé rất đa dạng và đa phần chỉ được cung cấp thông qua khẩu phần ăn. Nếu có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, bé sẽ được thúc đẩy tối đa tiềm năng phát triển.

Xem chi tiết 

Giúp bé nhanh biết đi  351

 8/21/2020  | 

Khi mới biết đi, bé bắt đầu tham gia và khám phá thế giới xung quanh. Bé sẽ ngày càng tò mò và thể hiện cái tôi rõ ràng hơn. Cha mẹ cần lưu ý để giúp bé phát triển kỹ năng vận động cần thiết cho việc tập đi.

Xem chi tiết 

Giày phù hợp cho bé tập đi  422

 8/21/2020  | 

Thật xúc động khi nhìn thấy những bước đi chập chững đầu tiên của con yêu! Thế nhưng, để bảo vệ đôi chân và không làm hại đến sức khỏe của bé, bạn hãy chọn cho bé những đôi giày phù hợp nhé!

Xem chi tiết 

Các món súp bổ sung dinh dưỡng cho bé 1 – 3 tuổi   393

 8/21/2020  | 

Trong giai đoạn này, bé cần được bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng hơn nữa để bù đắp cho năng lượng hao hụt vào các hoạt động chơi.

Xem chi tiết 

Cách chế biến thức ăn cho bé  357

 8/21/2020  | 

Ở độ tuổi 1 – 3, chế độ dinh dưỡng của bé đã giảm lượng sữa mẹ và sữa công thức, tăng nguồn thực phẩm từ cháo và cơm nên bé cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý để phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Nếu bé đạt được cân nặng theo chuẩn và ngày càng lanh lợi, thông minh tức là bạn đã chăm sóc bé đúng cách rồi đấy!

Xem chi tiết 

Các mốc phát triển ngôn ngữ của bé  342

 8/21/2020  | 

Việc nắm được các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của bé là vô cùng hữu ích, giúp cha mẹ có những định hướng và phương pháp giáo dục ngôn ngữ phù hợp cho bé ngay từ những ngày đầu bé tập nói.

Xem chi tiết 

Bí quyết cho bé ăn ngon  333

 8/21/2020  | 

Bé không chịu ăn mà chỉ thích chơi với món ăn, bé đột nhiên ăn ít hơn thường lệ hay không thích ăn rau củ, trái cây, bé chỉ thích ăn vặt và thường cáu giận khi ăn uống... Phải làm sao đây?

Xem chi tiết 

Bí mật thú vị của bé lên 2  340

 8/21/2020  | 

Lên 2 tuổi, bé có rất nhiều hành vi khiến cha mẹ khó giải thích. Chẳng hạn như việc bé chỉ thích chơi cùng bố, thường bám chặt lấy mẹ khi có người lạ, đòi mẹ kể đi kể lại 1 câu chuyện…

Xem chi tiết 

Bé nuốt kem đánh răng, có hại gì?  369

 8/21/2020  | 

Khi bé lên 1 - 2 tuổi, hễ có cái gì trong tay đều cố gắng cho vào người mình qua lỗ mũi, lỗ tai và thường nhất là qua miệng!

Xem chi tiết 

Sự phát triển tinh thần, vận động của bé  332

 8/21/2020  | 

Sự phát triển về tâm thần và vận động của các bé trong giai đoạn này tăng dần theo tháng tuổi.

Xem chi tiết 

Bé dễ mắc bệnh gì?  380

 8/21/2020  | 

Cơ thể các bé còn non nớt, sức đề kháng kém nên rất dễ bị bệnh. Một số bệnh mà các bé (đặc biệt là bé 1-3 tuổi) hay mắc phải là các bệnh lý về đường tiêu hóa, hô hấp, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất…

Xem chi tiết 

Bé thế nào được coi là chậm nói?  380

 8/21/2020  | 

BS.CK2 Cấn Phú Nhuận, trưởng khoa Khám bệnh (BV Nhi Trung ương) cho biết: Giai đoạn bé gần 2 tuổi là thời gian phát triển giọng nói mạnh nhất. Tuy nhiên, nếu bé chậm phản ứng với âm thanh hoặc không phát âm những tiếng đơn giản gồm một âm tiết thì chứng tỏ bé đang mắc bệnh chậm nói.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website