Thức ăn không an toàn cho bé 1-3 tuổi

 8/21/2020 |  Admin   480 lượt xem

(nuoitre.com) - Để bé tăng trưởng và phát triển tốt, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Dinh dưỡng tốt trong 3 năm đầu đời sẽ thiết lập và duy trì một nền tảng tốt cho sức khỏe của bé trong tương lai. Thật không may nếu bé ăn phải thực phẩm không an toàn!

Nguồn gốc thực phẩm không an toàn
 
Hiện nay, trên thị trường, thực phẩm an toàn và không an toàn chưa dễ dàng phân biệt. Thịt, cá, rau củ quả… bày bán tràn lan ở chợ, khiến mẹ “hoang mang” khi lựa chọn thức ăn cho bé. Chính vì vậy, nhiều khi bé đã “vô tình” ăn phải nguồn thực phẩm không đảm bảo: tiêm thuốc, chứa hóa chất, ôi thiu,…
Thức ăn không an toàn cho bé 1-3 tuổi

 

 
Sai lầm của mẹ

Mẹ ngày nay đã chú trọng hơn đến vấn đề chăm sóc, đặc biệt trong việc chế biến thức ăn cho bé. Thế nhưng, sự “cẩn thận thái quá” cũng ảnh hưởng không tốt đến bữa ăn nói riêng và sức khỏe của bé nói chung. Sai lầm tổng thể nhất của các ông bố bà mẹ là nghĩ rằng bé chưa có răng hoặc có ít răng nên đã xay nát, xay quá nhuyễn thức ăn cho bé. Và chính việc xay đi xay lại như vậy sẽ làm thức ăn mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến “độ ngon”, khẩu vị trong thức ăn. “Bị ăn” những đĩa bột hay bát cháo này, không những dưỡng chất bé thu nạp vào cơ thể bị hao hụt rất nhiều mà bé cũng mất đi cảm giác ngon miệng, dễ dẫn đến biếng ăn.
 
Đối với một số không nhỏ các mẹ khác, vì lý do nào đó mà họ đã không  thể “cho bé ăn bữa nào thì nấu bữa đó”. Họ nấu nhiều và cất trữ thức ăn trong tủ lạnh, làm cho thức ăn mất đi dưỡng chất và dễ nhiễm khuẩn. Bé ăn thức ăn này sẽ có nguy cơ cao bị tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm…
 
Ngoài ra, khi chế biến thức ăn cho bé, nhiều người vẫn chưa thực hiện đúng nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm: tay và dụng cụ chế biến thức ăn chưa được rửa sạch đúng cách (bằng xà phòng hay các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành y tế cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm).
Thức ăn không an toàn cho bé 1-3 tuổi

 

 
Các thức ăn cần tránh
Đối với những bé còn nhỏ, răng chưa phát triển, mẹ không nên cho bé ăn những thực phẩm cứng, tròn (kẹo, đậu phộng, nho, táo, lê, cà rốt sống…) để tránh việc bé bị hóc, kẹt thức ăn trong cổ họng. Mẹ không nên để bé một mình mà phải thường xuyên chú ý quan sát bé, đề phòng bé bị sặc thức ăn.
 
Những đồ ăn sẵn, thực phẩm để lâu… chứa hàm lượng nitrit cao, gây nguy cơ ung thư, thiếu máu… rất nguy hại cho sức khỏe. Bánh kẹo, bim bim… chứa nhiều đường, làm bé no ngang, đến bữa chính sẽ không ăn được nhiều hoặc dễ bỏ bữa. Đồ ăn nhanh (khoai tây chiên, gà rán, bánh hăm-bơ-gơ…) chứa nhiều chất béo, đường, muối nhưng lại ít dưỡng chất, nếu ăn nhiều, bé dễ bị thừa cân, béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp…
 
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai

liên quan

Bé thế nào được coi là chậm nói?  455

 8/21/2020  | 

BS.CK2 Cấn Phú Nhuận, trưởng khoa Khám bệnh (BV Nhi Trung ương) cho biết: Giai đoạn bé gần 2 tuổi là thời gian phát triển giọng nói mạnh nhất. Tuy nhiên, nếu bé chậm phản ứng với âm thanh hoặc không phát âm những tiếng đơn giản gồm một âm tiết thì chứng tỏ bé đang mắc bệnh chậm nói.

Xem chi tiết 

Bé dễ mắc bệnh gì?  453

 8/21/2020  | 

Cơ thể các bé còn non nớt, sức đề kháng kém nên rất dễ bị bệnh. Một số bệnh mà các bé (đặc biệt là bé 1-3 tuổi) hay mắc phải là các bệnh lý về đường tiêu hóa, hô hấp, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất…

Xem chi tiết 

Sự phát triển tinh thần, vận động của bé  403

 8/21/2020  | 

Sự phát triển về tâm thần và vận động của các bé trong giai đoạn này tăng dần theo tháng tuổi.

Xem chi tiết 

Bé nuốt kem đánh răng, có hại gì?  445

 8/21/2020  | 

Khi bé lên 1 - 2 tuổi, hễ có cái gì trong tay đều cố gắng cho vào người mình qua lỗ mũi, lỗ tai và thường nhất là qua miệng!

Xem chi tiết 

Bí mật thú vị của bé lên 2  412

 8/21/2020  | 

Lên 2 tuổi, bé có rất nhiều hành vi khiến cha mẹ khó giải thích. Chẳng hạn như việc bé chỉ thích chơi cùng bố, thường bám chặt lấy mẹ khi có người lạ, đòi mẹ kể đi kể lại 1 câu chuyện…

Xem chi tiết 

Bí quyết cho bé ăn ngon  395

 8/21/2020  | 

Bé không chịu ăn mà chỉ thích chơi với món ăn, bé đột nhiên ăn ít hơn thường lệ hay không thích ăn rau củ, trái cây, bé chỉ thích ăn vặt và thường cáu giận khi ăn uống... Phải làm sao đây?

Xem chi tiết 

Các mốc phát triển ngôn ngữ của bé  418

 8/21/2020  | 

Việc nắm được các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của bé là vô cùng hữu ích, giúp cha mẹ có những định hướng và phương pháp giáo dục ngôn ngữ phù hợp cho bé ngay từ những ngày đầu bé tập nói.

Xem chi tiết 

Cách chế biến thức ăn cho bé  429

 8/21/2020  | 

Ở độ tuổi 1 – 3, chế độ dinh dưỡng của bé đã giảm lượng sữa mẹ và sữa công thức, tăng nguồn thực phẩm từ cháo và cơm nên bé cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý để phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Nếu bé đạt được cân nặng theo chuẩn và ngày càng lanh lợi, thông minh tức là bạn đã chăm sóc bé đúng cách rồi đấy!

Xem chi tiết 

Các món súp bổ sung dinh dưỡng cho bé 1 – 3 tuổi   478

 8/21/2020  | 

Trong giai đoạn này, bé cần được bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng hơn nữa để bù đắp cho năng lượng hao hụt vào các hoạt động chơi.

Xem chi tiết 

Giày phù hợp cho bé tập đi  497

 8/21/2020  | 

Thật xúc động khi nhìn thấy những bước đi chập chững đầu tiên của con yêu! Thế nhưng, để bảo vệ đôi chân và không làm hại đến sức khỏe của bé, bạn hãy chọn cho bé những đôi giày phù hợp nhé!

Xem chi tiết 

Giúp bé nhanh biết đi  416

 8/21/2020  | 

Khi mới biết đi, bé bắt đầu tham gia và khám phá thế giới xung quanh. Bé sẽ ngày càng tò mò và thể hiện cái tôi rõ ràng hơn. Cha mẹ cần lưu ý để giúp bé phát triển kỹ năng vận động cần thiết cho việc tập đi.

Xem chi tiết 

Bé 1 – 3 tuổi cần ăn những thực phẩm này để phát triển tốt nhất  385

 8/21/2020  | 

Trong giai đoạn 1 – 3 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé rất đa dạng và đa phần chỉ được cung cấp thông qua khẩu phần ăn. Nếu có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, bé sẽ được thúc đẩy tối đa tiềm năng phát triển.

Xem chi tiết 

Làm gì để bé tự xúc ăn?  424

 8/21/2020  | 

Nhiều mẹ mỗi khi nghĩ đến giờ ăn của bé lại “giật mình” ái ngại, bởi phải bế bé đi “rong khắp nơi” hoặc chạy theo xúc cho bé ăn. Có những bé, dù đã học mẫu giáo vẫn chưa tự xúc được, khiến không những mẹ mà cả các cô giáo cũng vất vả.

Xem chi tiết 

Dấu hiệu bé chậm phát triển  471

 8/21/2020  | 

Nếu thấy bé chậm so với mốc phát triển và chậm so với bé cùng độ tuổi là nên nghi ngờ có chậm phát triển.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé biếng ăn  430

 8/21/2020  | 

Khi con còn nhỏ, điều quan tâm nhất của mẹ là sức khỏe của con. Nhưng nếu bé biếng ăn kéo dài sẽ dễ bị giảm cân, giảm sức đề kháng, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển tầm vóc và trí tuệ.

Xem chi tiết 

Để bé có thói quen ăn uống lành mạnh  445

 8/21/2020  | 

Đối với các bé, nhu cầu dinh dưỡng tính theo trọng lượng cơ thể đôi khi còn cao hơn so với người lớn. Mặt khác, nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, bé sẽ phát triển tốt, ít ốm đau, bệnh tật. Do đó, mẹ cần tạo cho bé có thói quen ăn uống lành mạnh để bé phát triển toàn diện.

Xem chi tiết 

Đề phòng tai nạn khi bé chơi đùa  474

 8/21/2020  | 

Trẻ con vốn hiếu động trong khi rủi ro luôn tiềm ẩn khắp nơi…

Xem chi tiết 

Chế độ ăn cho bé 1-3 tuổi  462

 8/21/2020  | 

Từ 1-3 tuổi là thời kỳ bé phát triển rất nhanh cả về thể lực lẫn trí tuệ. Nếu được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, bé sẽ khoẻ mạnh, thông minh, ít bị bệnh.

Xem chi tiết 

Phạt bé thế nào cho đúng?  423

 8/21/2020  | 

Tuổi 1 – 3 là giai đoạn “bướng” của bé. Do đó, cha mẹ rất khó để dạy dỗ bé với những hình thức phạt nghiêm khắc mỗi khi bé mắc lỗi. Phương pháp kỷ luật bé 1 - 3 tuổi sau đây hy vọng sẽ có ích cho cha mẹ.

Xem chi tiết 

Nhận thức và cảm xúc của bé 1-3 tuổi  455

 8/21/2020  | 

Bé trong độ tuổi 1-3, cùng với những phát triển về thể chất còn có những bước tiến mới trong nhận thức và cảm xúc. Khác hẳn các thời kỳ trước đó, bé đã biết thông qua các giác quan để “thăm dò”, khám phá thế giới xung quanh. Nắm được các đặc điểm tâm lý của bé giai đoạn này, cha mẹ có thể giúp bé phát triển theo hướng tốt nhất.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website