Chuyện trẻ bỏ nhà đi bụi

 8/20/2020 |  Admin   365 lượt xem

(nuoitre.com) - “Dù con có không ở gia đình nữa thì con vẫn không hư hỏng đâu. Mẹ à! Con không thể để người yêu con vì con mà phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Con bỏ đi để bảo vệ anh ấy!”.

Câu chuyện của cô gái tuổi 16
 
Cổng trường vừa mở, các thiếu nữ ở lứa tuổi trăng rằm rất đẹp trong tà áo dài chạy ùa ra cửa để chờ người nhà và cha mẹ đón.
 
Bốp! Một cái tát thật mạnh vào mặt một cô bé đang tươi cười với bạn bè. Nó phải tránh vì người đàn ông lao vào tát nó tiếp. Đấy là người mà nó phải gọi là bố. Ông ta hùng hổ và vừa tát vừa chửi: “Tao cho mày đi học chứ tao có cho mày yêu đương không? Đồ con nít ranh bày trò!”. Và câu cuối bố nó chửi nó: “Đồ con đĩ!”. Bạn bè nó xung quanh không hiểu gì, và bản thân nó thì lại càng bất ngờ. Nó khóc và chạy biến mất. Bố nó chạy đuổi theo nó mà không kịp. Ông ta hùng hổ nói với theo: “Mày về nhà thì biết tay tao!”.


tre-bo-nha-di-bui-1.jpg

 
Chiều hôm đó, nó không về nhà. Và tối cũng không về. Bố mẹ nó rất lo lắng đi tìm. Sài Gòn rộng thế này, biết tìm ở đâu đây. Họ tới các công viên, đường phố mà không thấy nó. Câu chuyện tình cảm của nó với cậu hàng xóm, bố mẹ nó đã biết từ năm nó học lớp 9. Nó học giỏi nên đỗ vào trường cấp 3 với điểm rất cao. Chỉ nghe mọi người nói là có một cậu thanh niên hàng xóm hơn nó 4 tuổi đang theo đuổi nó. Mẹ và bố nó có qua nhà cậu kia nói chuyện, mong họ khuyên nhủ con họ đừng theo đuổi nó để cho nó học hành. Nhưng cậu kia vẫn liên tiếp hẹn hò với nó. Bố mẹ nó cảnh báo với cậu kia là nó chưa tới tuổi trưởng thành. Cậu ta cũng vâng dạ, nhưng sau thì vẫn lén lút sau giờ đi học gặp gỡ. Ngày bố nó đánh nó chính là cái ngày ông ta bắt gặp cậu kia thập thò ở cổng trường.
 
Đêm đó, tìm con mãi không được, họ đành phải nhờ tới công an. Họ đã khai thật chuyện tình cảm của cô bé với công an. Tới nhà cậu kia thì cậu ấy vẫn ở nhà và hoàn toàn không biết việc nó bỏ nhà đi. Cậu ấy nói rằng: “Con sẽ lên mạng gọi T. về nhà”. Và đúng hai ngày sau, cô bé trở về nhà.
 
Nhưng không hiểu tại sao công an khu vực lại tới nói là nếu nó về thì họ sẽ triệu tập nó đi giám định trinh tiết. Mẹ nó không đồng tình. Bố nó lại khăng khăng đòi tố cáo cậu kia về việc dụ dỗ con gái mình. T. cũng ngạc nhiên: “Tại sao công an lại bảo con đi giám định?”.
 
Chiều hôm đó, nhà cậu hàng xóm cho người sang xin phép gặp cô bé. Gia đình cũng đồng ý. Không hiểu họ nói gì với nó. Ngày hôm sau, nó lại bỏ nhà đi tiếp tục. Lần này, nó lại không đi một mình mà đi với cậu hàng xóm kia. Gia đình hoảng hốt thật sự, chạy sang nhà bên kia. Họ thản nhiên nói rằng: “Con tôi đã lớn, nó đi đâu là quyền của nó”.
 
Vậy thì lại phải làm đơn tố cáo cậu ấy thôi: Tội dụ dỗ trẻ vị thành niên bỏ nhà ra đi. Công an nói phải làm đơn để họ giúp đỡ. Tới nhà người bà con (là một cán bộ của thành phố) để nhờ chỉ giáo. Người kia đã mắng vào mặt bố mẹ của cô bé: “Trời ơi! Ông bà giết con bé rồi! Tự nhiên lại đi tố cáo, mà tố cáo cái gì? Chuyện tình cảm của trẻ con thì từ từ mà khuyên giải chứ? Nó đã lớn và phải biết yêu chứ! Ông bà làm như thế là lớn chuyện rồi! Hãy rút đơn tố cáo về!”. Nhưng không thể rút được nữa rồi; bút sa thì gà chết thôi.
 
Mẹ nó biết nó hay lên mạng và nó có địa chỉ e-mail. Mẹ nó lên mạng viết e-mail cho nó. Thật bất ngờ, nó đã lên mạng và gửi thư cho mẹ nó. Trong thư nó viết rằng nó xin lỗi bố mẹ; nó là đứa con bất hiếu; và mong bố mẹ tha thứ.
 
Nó giải thích vì sao nó yêu anh chàng này: Vì nó quá buồn bởi bố mẹ nó hay cãi nhau; hay xúc phạm tới nhau, còn đòi ly dị. Nó chỉ có cậu hàng xóm để tâm sự nỗi buồn phiền. Nó bảo: “Bố mẹ xem lại mình đi, con không muốn ở nhà nữa cũng vì bố mẹ” và: “Dù con có không ở gia đình nữa thì con vẫn không hư hỏng đâu!”. Nó còn viết một câu mà người lớn đọc mới cảm thấy nó suy nghĩ không đơn giản: “Mẹ à! Con không thể để người yêu con vì con mà phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Con bỏ đi để bảo vệ anh ấy. Khi nào đúng 18 tuổi, con sẽ về nhà và đi học tiếp.”
 
Lời khuyên của chuyên gia tâm lý
 
Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ ở lứa tuổi đang lớn có những biến đổi to lớn về tâm sinh lý. Đây là thời kỳ mà tính cách đan xen, nửa trẻ con, nửa người lớn. Đặc biệt, tâm tính trẻ rất dễ xúc động, tính khí thất thường, dễ nổi loạn, chống đối, dễ bị kích động, không giỏi kiềm chế mình, hành vi khó đoán trước.


teen-bo-me.jpg

 
Cha mẹ cần nắm được đặc điểm này của trẻ để tìm ra phương pháp giáo dục con phù hợp. Chẳng hạn, với hành vi trẻ tự ý bỏ nhà, qua đêm bên ngoài không nên vì lo sợ mà bỏ qua, bao che cho trẻ. Hãy chờ cơn tức giận nguôi ngoai rồi mới đưa vấn đề ra giải quyết. Học cách lắng nghe, trao đổi và chia sẻ với trẻ, thay vì: “Mày có giỏi thì đi nữa đi” hoặc “Bố (mẹ) sai rồi, bố (mẹ) xin con đừng bỏ nhà như thế”, hãy nói: “Bố (mẹ) không hài lòng khi con tự ý bỏ nhà như vậy. Con có hứa với bố (mẹ) sẽ không bao giờ làm như thế được không?”.
 
Việc giáo dục trẻ phải là sự thống nhất của cả bố và mẹ hay những người lớn tuổi trong gia đình. Tuyệt đối tránh tình trạng “bố đấm mẹ xoa”.
 
Như Trinh

liên quan

Chăm sóc răng cho tuổi teen  376

 8/20/2020  | 

Lứa tuổi teen, với tâm sinh lý luôn biến đổi, trẻ rất hay tự ti về bản thân mình. Một hàm răng chắc khỏe, trắng sáng sẽ mang đến cho trẻ một nụ cười đẹp và giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp.

Xem chi tiết 

Con trai và tuổi dậy thì  329

 8/20/2020  | 

Mẹ vào dọn dẹp phòng cậu quý tử. Lật tấm chăn ra, chị thấy cái quần “tà lỏn” của cậu bị vo lại nhăn nhúm và mùi hôi, tanh bốc lên, đập vào mũi. Không nhăn mặt mà chị mỉm cười: Hoá ra cậu ấm nhà mình đã có “giấc mộng ướt”. Hèn gì hồi này thấy cậu lớn lên từng ngày, không sà vào lòng mẹ như trước, lại hay đóng cửa phòng “hành tung bí ẩn” như điệp viên 007. Có lúc cậu trái tính, ưa nói ngược đến mức chị nghĩ “cứ như nó không phải con mình”.

Xem chi tiết 

Bia, rượu, thuốc lá và sức khỏe trẻ vị thành niên  333

 8/20/2020  | 

Ở giai đoạn vị thành niên, thời kỳ chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn, trẻ phát triển rất phức tạp. Tốc độ phát triển về thể chất (chiều cao, cân nặng, hình dáng, giới tính…) của trẻ rất nhanh, các tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động, gây xáo trộn lớn về tâm sinh lý. Đó là lý do tại sao những tác động về dinh dưỡng, tâm lý, môi trường đều rất quan trọng với sự phát triển của trẻ và sẽ có ảnh hưởng đến suốt cuộc đời của trẻ sau này.

Xem chi tiết 

5 vấn đề thường gặp ở tuổi mới lớn  339

 8/20/2020  | 

Những năm tháng chuyển tiếp từ tuổi teen thành người lớn là một giai đoạn đầy thách thức. Một bạn tuổi teen có thể rơi vào những tình huống khó khăn và đối mặt với những quyết định sai lầm trong lúc chán nản. Mặc dù giai đoạn gian nan này gần như không thể tránh, nhưng nếu ý thức được những vấn đề phổ biến mà lứa tuổi sẽ gặp phải, có thể giúp các bạn mới lớn tự xoay sở tốt.

Xem chi tiết 

“Tả tơi” vì nghiện game“Tả tơi” vì nghiện game  307

 8/20/2020  | 

Bị bố mẹ cưỡng chế “trói”, khiêng đến bệnh viện tâm thần trong bộ dạng tả tơi… Nhiều game thủ đã phải trải qua từ một đến vài ba lần nhập viện liên tục như thế mới chữa được bệnh nghiện game, nhưng những dấu ấn của căn bệnh vừa dễ vừa khó chữa này để lại trên thân chủ không dễ gì nhạt phai. Mỗi năm, tại bệnh viện Tâm thần trung ương 1, các bác sĩ tiếp nhận 10 – 15 bệnh nhân nghiện game được gia đình đưa đến chữa trị như thế.

Xem chi tiết 

“Bí kíp” tăng chiều cao cho teen  329

 8/20/2020  | 

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, hiện nay, chiều cao trung bình của nam thanh niên nước ta là 164 cm, thấp hơn Hàn Quốc 10 cm và Nhật Bản 8 cm. Tuổi teen là một trong những giai đoạn mà cơ thể cao nhanh nhất.

Xem chi tiết 

Trẻ gia nhập “hội cú đêm”: Suy giảm chiều cao, trí nhớ  297

 8/20/2020  | 

“Ngủ ngày, cày đêm” là lựa chọn của nhiều bạn trẻ tuổi vị thành niên. Đây thực sự là một thói quen phản khoa học, ảnh hưởng tới sức khỏe và chiều cao của cả một thế hệ người Việt Nam.

Xem chi tiết 

Trầm cảm vì bị chê bai  288

 8/20/2020  | 

Các chuyên gia khuyến cáo, khi phát hiện những triệu chứng trầm cảm, cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc tìm cách nói chuyện giúp các em tháo gỡ vướng mắc.

Xem chi tiết 

Tớ đã cắt da quy đầu  329

 8/20/2020  | 

Quyết định đến bệnh viện cắt da quy đầu đã là rất khó khăn với một đứa trẻ mới lớn như tớ rồi đúng không? Vậy mà, quá trình chăm sóc cũng phải tỉ mỉ không kém nữa. Vì thế, bạn hãy chú ý chăm sóc “cậu nhỏ” thật tốt từ những ngày rời bệnh viện về nhà nhé!

Xem chi tiết 

Dạy con tuổi teen không khó với những "bí quyết" này  293

 8/20/2020  | 

Tuổi teen là giai đoạn “bứt phá” lần thứ 2 trong suốt cuộc đời của một cá nhân. Đây chính là giai đoạn chín muồi giới tính và trưởng thành các hệ thống sinh học khác, từ đó kéo theo những chuyển biến mạnh mẽ trong sự phát triển tâm lý.

Xem chi tiết 

Quản lý cân nặng ở tuổi teen  311

 8/20/2020  | 

Vào giai đoạn tuổi teen, các em có nhiều thay đổi về cơ thể, tâm lý… đặc biệt là các em nữ sẽ tăng cân vùn vụt và dễ rơi vào tình trạng thừa cân – béo phì. Để luôn giữ được vóc dáng cân đối, nụ cười tươi sáng, mức độ tập trung tốt trong học tập… là không khó; các em và gia đình chỉ cần thực hiện như sau:

Xem chi tiết 

Những vấn đề trục trặc ở tuổi mới lớn  309

 8/20/2020  | 

Từ tuổi 12 - 17, bé gái bắt đầu bước vào một giai đoạn quan trọng, đó là quá trình phát triển của hệ sinh dục. Ở bé trai, thời kỳ phát dục chậm hơn, bắt đầu khi bé 15 tuổi.

Xem chi tiết 

Một số bệnh dễ mắc ở nam tuổi teen  306

 8/20/2020  | 

Ở lứa tuổi teen, các bạn trai dễ mắc một số bệnh nếu bản thân các em và cha mẹ không chú ý, có thể phát triển âm thầm và ngày càng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày.

Xem chi tiết 

Loại bỏ suy nghĩ tiêu cực ở trẻ  282

 8/20/2020  | 

Đối với trẻ lứa tuổi mới lớn, cha mẹ càng giấu giếm, càng cấm đoán thì trẻ càng quan tâm khám phá.

Xem chi tiết 

Làm gì khi con yêu sớm?  303

 8/20/2020  | 

Khi con có dấu hiệu yêu sớm, cha mẹ phải làm gì đây? Cấm đoán hay khuyến khích…

Xem chi tiết 

Khi con gái đến tuổi dậy thì  303

 8/20/2020  | 

Kinh nguyệt của bé có thể xuất hiện sớm hơn bạn nghĩ. Vì thế, ngay khi ngực của bé bắt đầu phát triển, bạn nên thảo luận với con về chủ đề kinh nguyệt. Nếu bạn không có đủ hiểu biết để chuyện trò với con, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn, trao đổi, trò chuyện với bé.

Xem chi tiết 

Hiểu con tuổi mới lớn  316

 8/20/2020  | 

Tuổi mới lớn có rất nhiều biến động trong tâm hồn cũng như hình thể. Trẻ sẽ có những phản ứng mà cha mẹ không ngờ tới. Bạn cần làm gì để giúp con phòng ngừa hoặc thoát khỏi những khi tâm trạng tồi tệ?

Xem chi tiết 

Giúp con chọn bạn mà chơi   326

 8/20/2020  | 

Tình bạn là hành trang tình cảm quan trọng nhất trong tuổi học trò, tình bạn thân chính là “neo tàu” giúp trẻ tự tin hơn. Nhưng trong xã hội đầy rẫy những cám dỗ hiện nay, để con có bạn tốt, cha mẹ cần can thiệp một cách có nghệ thuật.

Xem chi tiết 

Giúp bé gái hiểu về kinh nguyệt  318

 8/20/2020  | 

Kinh nguyệt là hiện tượng đánh dấu sự chuyển tiếp từ giai đoạn bé gái thơ ngây sang giai đoạn thiếu nữ trưởng. Lần đầu thấy kinh nguyệt, bé có thể hoang mang, hoảng sợ. Bạn cần giúp bé hiểu để chăm sóc và vệ sinh thật tốt.

Xem chi tiết 

Làm gì để giúp “teen” chăm hoạt động, thể dục thể thao?  329

 8/20/2020  | 

Trong quá trình phát triển của con người, tuổi "teen" là giai đoạn đặc biệt quan trọng, vì nó đóng vai trò quyết định tới tầm vóc, nhân cách và sự thành công khi trưởng thành. Nếu trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ và tập luyện đúng phương pháp sẽ đạt được chiều cao lý tưởng.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website