Chủ động phát hiện thừa cân – béo phì
Dựa trên cân nặng và chiều cao để tính BMI (xem bài Chỉ số khối cơ thể - BMI). Dựa vào chỉ số đó, các em hãy tra cứu bảng dưới đây:
Bảng tra cứu khoảng BMI của thừa cân, béo phì: (Theo tuổi và giới)
Tuổi | Nam | Nữ | ||
Thừa cân | Béo phì vừa | Thừa cân | Béo phì vừa | |
10 | 18.6 à < 20.2 | 20.2 à 22.7 | 19.1 à < 21.1 | 21.1 à 24.1 |
10,5 | 18.9 à < 20.7 | 20.7 à 23.3 | 19.5 à < 21.6 | 21.6 à 24.8 |
11 | 19.3 à < 21.1 | 21.1 à 23.9 | 20.0 à < 22.2 | 22.2 à 25.4 |
11,5 | 19.6 à < 21.6 | 21.6 à 24.6 | 20.4 à < 22.7 | 22.7 à 26.1 |
12 | 20.1 à < 22.1 | 22.1 à 25.2 | 20.9 à < 23.3 | 23.3 à 26.8 |
12,5 | 20.5 à < 22.6 | 22.6 à 25.9 | 21.4 à < 23.9 | 23.9 à 27.5 |
13 | 20.9 à < 23.1 | 23.1 à 26.5 | 21.9 à < 24.4 | 24.4 à 28.1 |
13,5 | 21.4 à < 23.7 | 23.7 à 27.2 | 22.4 à < 25.0 | 25.0 à 28.8 |
14 | 21.9 à < 24.2 | 24.2 à 27.8 | 22.9 à < 25.5 | 25.5 à 29.3 |
14,5 | 22.4 à < 24.7 | 24.7 à 28.3 | 23.3 à < 25.9 | 25.9 à 29.8 |
15 | 22.8 à < 25.2 | 25.2 à 28.9 | 23.7 à < 26.3 | 26.3 à 30.2 |
15,5 | 23.2 à < 25.7 | 25.7 à 29.3 | 24.0 à < 26.7 | 26.7 à 30.6 |
16 | 23.7 à < 26.1 | 26.1 à 29.7 | 24.2 à < 27.0 | 27.0 à 30.9 |
16,5 | 24.0 à < 26.5 | 26.5 à 30.1 | 24.5 à < 27.2 | 27.2 à 31.1 |
17 | 24.4 à < 26.9 | 26.9 à 30.5 | 24.7 à < 27.4 | 27.4 à 31.3 |
17,5 | 24.7 à < 27.2 | 27.2 à 30.8 | 24.8 à < 27.5 | 27.5 à 31.4 |
18 | 25.0 à < 27.5 | 27.5 à 31 | 24.9 à < 27.7 | 27.7 à 31.5 |
* Khi BMI > khoảng của béo phì vừa là béo phì nặng.
Giữ dáng khỏe mạnh
Không tiết chế quá đà: Các món ăn có nhiều chất béo và các món ăn có đường thường được các bác sĩ tư vấn giảm trong khẩu phần ăn của trẻ bị thừa cân - béo phì. Trong thực tế, do quá lo lắng nên gia đình cắt hẳn những thực phẩm này, dẫn đến những tác hại không mong muốn như:
- Dễ mắc bệnh do thiếu các yếu tố bảo vệ cho cơ thể (các vitamin, các khoáng chất, chất đạm…).
- Da kém mịn màng.
- Chậm tăng trưởng chiều cao.
- Thiếu máu.
- Kém tập trung trong học tập do đuối sức.
- Không đủ sức khỏe để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
Ăn đủ nhu cầu: Sẽ dễ dàng nhận biết trẻ ăn đủ nhu cầu cần thiết cho cơ thể bằng các cách sau đây:
Quan sát: Trẻ được cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất có da hồng hào, mịn màng, mắt sáng, tóc mượt, cơ chắc, răng chắc – ít sâu răng, linh hoạt, học tập trung, mau nhớ bài và ít mắc bệnh.
Cân – đo chiều cao: Trẻ đang ở lứa tuổi teen sẽ tăng 0,4 – 1 cm và từ 200 đến 300 g mỗi tháng, chỉ số BMI cần được tính hàng tháng và đem so với bảng, nhằm điều chỉnh kịp thời cân nặng nếu trẻ tăng cân quá đà.
Phòng ngừa thừa cân - béo phì ở tuổi teen
Để phòng ngừa thừa cân – béo phì, cha mẹ cần lưu ý:
- Tránh cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo (như mỡ, bơ, mayonnaise, các món chiên, xào...).
- Hạn chế các thức ăn nhanh.
- Giảm các món ăn có nhiều đường như bánh, kẹo, sô-cô-la, nước trái cây có đường, sinh tố được làm với sữa đặc có đường, chè…
- Giảm ăn các loại trái cây nhiều năng lượng: chuối, xoài, sầu riêng, mít, bơ, nho Mỹ… và các loại trái cây khô (nho khô, chuối sấy, mít sấy khô…)
- Hạn chế đi ăn tiệc (nếu trẻ thường xuyên được mời đi ăn sinh nhật thì khi đi đám cưới, đi ăn giỗ ba mẹ hạn chế dắt trẻ theo).
- Hạn chế dự trữ nhiều thức ăn (sữa chua, bánh flan, váng sữa…) trong tủ lạnh.
- Khi trẻ than đói, nên khuyến khích trẻ ăn những loại trái cây ngọt thanh, có nhiều nước như thanh long, dưa hấu, quýt ngọt…
- Duy trì cho trẻ uống từ 400 - 600ml sữa mỗi ngày để trẻ vẫn phát triển tốt chiều cao.
- Sắp xếp thời gian cho trẻ vận động, tốt nhất là chơi một môn thể thao (bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, bơi lội…).
- Tuổi teen bắt đầu có nhiều mối giao tiếp bạn bè, thích tiếp cận cái mới, nên dễ chọn lựa và thích thử những món ăn được quảng cáo trên tivi, báo, tạp chí… như thức ăn nhanh, nước ngọt, trà sữa, trà chanh, thức ăn đường phố… Do đó, cần giúp cho trẻ biết cách chọn thức ăn vặt tốt cho sức khỏe.
BSCKI. Nguyễn Thị Ngọc Hương
Trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM