Tớ đã cắt da quy đầu

 8/20/2020 |  Admin   409 lượt xem

(nuoitre.com) - Quyết định đến bệnh viện cắt da quy đầu đã là rất khó khăn với một đứa trẻ mới lớn như tớ rồi đúng không? Vậy mà, quá trình chăm sóc cũng phải tỉ mỉ không kém nữa. Vì thế, bạn hãy chú ý chăm sóc “cậu nhỏ” thật tốt từ những ngày rời bệnh viện về nhà nhé!

Ngày... tháng... năm...

Khỏi phải nói, ngày đầu tiên sau khi thực hiện phẫu thuật cắt da quy đầu cho “cậu nhỏ”, tớ thấy khó chịu và đau đớn như thế nào. Hôm ấy, sau khi thực hiện phẫu thuật cắt da quy đầu xong, tớ và cha nằm nghỉ ngơi tại chỗ chừng hai giờ trong bệnh viện. Sau đó, cha gọi taxi đưa tớ về nhà.

Về đến nhà là tớ lao ngay vào phòng nằm nghỉ. Chả phải vì tớ bị mệt hay ốm mà vì vùng đặc biệt ấy của tớ vẫn đau lắm. Nhưng tớ phải gắng chịu, bác sĩ cũng đã nói trước là sẽ khá đau và “cậu nhỏ” của tớ sẽ tự lành lặn chỉ sau 7-10 ngày.


teen-boy.jpg

 
Ngày thứ 2
Mới sáng sớm, mẹ tớ đã lên phòng và hỏi han tình hình sau một đêm. Nói thực là tớ vẫn cảm thấy “bất bình thường” lắm nhưng vẫn phải trả lời mẹ bằng nét mặt tỉnh bơ: “Dạ, con ổn. Không bị đau lắm!”. Mẹ tớ cười tủm tỉm rồi bảo: “Nếu đau thì cũng phải cố nhé con trai”, rồi giục tớ đi vệ sinh “cậu nhỏ” xem thế nào. Mẹ cũng cung cấp thêm một vài bước khi vệ sinh “cậu nhỏ” để giúp “cậu nhỏ” nhanh chóng hồi phục, giảm đau đớn. Khi mẹ về phòng rồi, tớ mới chạy vào toa-let để vệ sinh cho “cậu nhỏ” như mẹ dặn dò. Tớ thấy “cậu nhỏ” bị chảy một chút máu xung quanh vết mổ. Vì thế, khi vệ sinh, tớ phải hết sức “nhẹ tay”, không thể thoải mái nghịch ngợm nó như mọi ngày được vì tớ biết hành động “nặng tay” lúc này có thể gây chảy máu cho “cậu nhỏ” đang bị thương của tớ.
 
Ngày thứ 3
Hôm nay, tớ thấy “cậu nhỏ” đã khá hơn. Ở đầu “cậu nhỏ” đã bắt đầu xuất hiện một lớp máu khô và rò rỉ chút nước vàng tiết ra xung quanh nó. Cha của tớ bảo đấy là tín hiệu “cậu nhỏ” của tớ đang tự lành. Biết vậy nên tớ cũng cảm thấy dễ chịu hơn trước. Nhưng nói chung, chỉ khá hơn chút thôi vì tớ vẫn phải phát khóc lên vì đau đớn những lúc buồn đi tiểu. Thậm chí, đã có lúc, tớ muốn cố nhịn cho xong. Nhưng mà làm thế, tớ sợ không tốt cho sức khỏe nên đành cố cắn răng chịu đựng...
 
Ngày thứ 4
Cái thằng bạn thân giờ mới “update” được thông tin tớ mới đi “tiểu phẫu thuật cậu nhỏ” về nên gọi điện đến hỏi thăm. Trời ạ, hỏi thăm người ta gì mà giọng toàn giễu cợt không à. Nó hỏi: “Thế khi khẩu súng của mày cương lên thì nó có màu đỏ, màu đen hay màu xanh lam? Phải bôi thêm thuốc mỡ vào nhé, vì không được để da “chú chim nhỏ” bị khô, nếu không là mày sẽ đau đớn lắm...”. Sau một hồi, tớ gật đầu lia lịa vì thấy giọng nó tuy giễu cợt nhưng mà nó nói cái gì cũng đúng hết. Tớ thấy nghi ngờ quá nên hỏi lại: “Mày cũng đã đi cắt da quy đầu rồi hay sao mà biết tường tận thế?”. Nó thản nhiên: “Ờ, tớ mới cắt năm trước thôi. Cứ nghỉ ngơi toàn tập đi, cậu có thể phải mất 1-2 tuần để lành lặn hẳn đấy!” rồi cười giòn tan cúp máy.


bao-quy-dau-1.jpg

 
Ngày thứ 5
Sáng và tối nào tớ cũng nhớ chăm chỉ vệ sinh “chú chim nhỏ” nhẹ nhàng bằng nước ấm với một chiếc khăn mềm mại. Ngoài ra, mấy hôm nay, tớ cứ thả “tự do” cho “cậu nhỏ” vì mặc quần con bó sát vào lúc này thì có mà đau đớn chết đi được. Với lại, bác sĩ đã dặn rồi, chỉ cần mặc quần đùi ống rộng thôi thì thằng nhỏ mới thoải mái và bình phục nhanh, lại không có nguy cơ bị nhiễm trùng...
 
Ngày thứ 6
Hôm nay, tớ đã nhìn thấy một dấu hiệu đáng mừng cho thấy “cậu nhỏ” đang hồi phục rất tốt đấy. Đó là cái đai chất dẻo mà bác sĩ băng cuộn tròn ở đầu “cậu nhỏ” đã tự rơi ra từ lúc nào mà tớ không hay biết. Theo lời bác sĩ nói thì đai chất dẻo này rơi ra là một tin tốt lành bởi vì nếu trên 10 ngày mà nó không tự rơi ra thì tớ lại phải đến bệnh viện khám lại. Lúc xem ti vi cùng cả nhà, tớ đã báo lại với cha điều này. Cha bảo thế là từ ngày mai tớ có thể vệ sinh “cậu nhỏ” như bình thường rồi. Là lá la, tớ thật là vui quá, không ngờ chăm sóc “cậu nhỏ” s

 

au khi cắt da quy đầu cũng chả phức tạp lắm. Chỉ cần nghe theo lời dặn dò của bác sĩ và chăm chỉ vệ sinh “cậu nhỏ” theo đúng hướng dẫn của cha mẹ là sẽ chẳng bị nhiễm trùng hoặc phải trở lại bệnh viện khám một lần nữa đâu. Nhưng phải chôn chân ở nhà một tuần liền thì cũng khó phết đấy nhỉ?
 
Ngày thứ 7
Đúng như lời cha nói, “cậu nhỏ” của tớ đã hoàn toàn bình phục rồi. Từ hôm nay, tớ chỉ cần vệ sinh nó bình thường và không còn phải áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt hay phải chăm chỉ thoa, bôi thuốc thang như trong tuần nữa. Kể ra, tớ cũng thuộc diện da “mau lành”, chứ tớ thấy thằng bạn chí cốt của tớ nói rằng, hình như da nó “dữ” nên phải mất 10 ngày sau khi cắt da quy đầu nó mới trở nên bình thường được.

Tuy không phải quay trở lại bệnh viện khám lại vì không có bất thường xảy ra nhưng tớ cũng xin phổ biến với những ai đã, đang và sẽ thực hiện cắt da quy đầu là nếu như bạn có những dấu hiệu sau thì phải nên nhanh chóng quay trở lại bệnh viện khám lại nhé! (Những điều này là bác sĩ dặn tớ đấy, và tớ vẫn nhớ như in vì sợ có gì bất thường sẽ xảy ra).
- “Cậu nhỏ” của bạn có màu rất đỏ, màu đen hoặc bị sưng to rất nhiều.
- Bạn bị sốt cao > 40 độ.
- Dịch xả ra từ “cậu nhỏ” trở nên có mùi hôi và màu xanh, hoặc kéo dài hơn một tuần.
- Bạn vẫn không thể cầm máu cho “cậu nhỏ” (tự áp dụng lực nhẹ nhàng với “cậu nhỏ” bằng cách siết 2 ngón tay trỏ vào 2 bên thân cậu bé) của bạn.
 
Quyết Tâm (ghi)

liên quan

“Bí kíp” tăng chiều cao cho teen  413

 8/20/2020  | 

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, hiện nay, chiều cao trung bình của nam thanh niên nước ta là 164 cm, thấp hơn Hàn Quốc 10 cm và Nhật Bản 8 cm. Tuổi teen là một trong những giai đoạn mà cơ thể cao nhanh nhất.

Xem chi tiết 

“Tả tơi” vì nghiện game“Tả tơi” vì nghiện game  398

 8/20/2020  | 

Bị bố mẹ cưỡng chế “trói”, khiêng đến bệnh viện tâm thần trong bộ dạng tả tơi… Nhiều game thủ đã phải trải qua từ một đến vài ba lần nhập viện liên tục như thế mới chữa được bệnh nghiện game, nhưng những dấu ấn của căn bệnh vừa dễ vừa khó chữa này để lại trên thân chủ không dễ gì nhạt phai. Mỗi năm, tại bệnh viện Tâm thần trung ương 1, các bác sĩ tiếp nhận 10 – 15 bệnh nhân nghiện game được gia đình đưa đến chữa trị như thế.

Xem chi tiết 

5 vấn đề thường gặp ở tuổi mới lớn  436

 8/20/2020  | 

Những năm tháng chuyển tiếp từ tuổi teen thành người lớn là một giai đoạn đầy thách thức. Một bạn tuổi teen có thể rơi vào những tình huống khó khăn và đối mặt với những quyết định sai lầm trong lúc chán nản. Mặc dù giai đoạn gian nan này gần như không thể tránh, nhưng nếu ý thức được những vấn đề phổ biến mà lứa tuổi sẽ gặp phải, có thể giúp các bạn mới lớn tự xoay sở tốt.

Xem chi tiết 

Bia, rượu, thuốc lá và sức khỏe trẻ vị thành niên  426

 8/20/2020  | 

Ở giai đoạn vị thành niên, thời kỳ chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn, trẻ phát triển rất phức tạp. Tốc độ phát triển về thể chất (chiều cao, cân nặng, hình dáng, giới tính…) của trẻ rất nhanh, các tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động, gây xáo trộn lớn về tâm sinh lý. Đó là lý do tại sao những tác động về dinh dưỡng, tâm lý, môi trường đều rất quan trọng với sự phát triển của trẻ và sẽ có ảnh hưởng đến suốt cuộc đời của trẻ sau này.

Xem chi tiết 

Chăm sóc răng cho tuổi teen  470

 8/20/2020  | 

Lứa tuổi teen, với tâm sinh lý luôn biến đổi, trẻ rất hay tự ti về bản thân mình. Một hàm răng chắc khỏe, trắng sáng sẽ mang đến cho trẻ một nụ cười đẹp và giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp.

Xem chi tiết 

Chuyện trẻ bỏ nhà đi bụi  454

 8/20/2020  | 

“Dù con có không ở gia đình nữa thì con vẫn không hư hỏng đâu. Mẹ à! Con không thể để người yêu con vì con mà phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Con bỏ đi để bảo vệ anh ấy!”.

Xem chi tiết 

Con trai và tuổi dậy thì  426

 8/20/2020  | 

Mẹ vào dọn dẹp phòng cậu quý tử. Lật tấm chăn ra, chị thấy cái quần “tà lỏn” của cậu bị vo lại nhăn nhúm và mùi hôi, tanh bốc lên, đập vào mũi. Không nhăn mặt mà chị mỉm cười: Hoá ra cậu ấm nhà mình đã có “giấc mộng ướt”. Hèn gì hồi này thấy cậu lớn lên từng ngày, không sà vào lòng mẹ như trước, lại hay đóng cửa phòng “hành tung bí ẩn” như điệp viên 007. Có lúc cậu trái tính, ưa nói ngược đến mức chị nghĩ “cứ như nó không phải con mình”.

Xem chi tiết 

Dậy thì sớm – Dậy thì muộn  385

 8/20/2020  | 

Hiện nay, ngày càng có nhiều trẻ em xuất hiện tình trạng dậy thì sớm. Dậy thì sớm được định nghĩa khi các biểu hiện dậy thì xuất hiện trước 10 tuổi ở bé trai và trước 8 tuổi ở bé gái. Dậy thì sớm ở bé gái nhiều gấp 5 lần so với bé trai.

Xem chi tiết 

Điều trị mụn tận gốc  376

 8/20/2020  | 

Do sự thay đổi hoóc-môn diễn ra nhiều và nhanh trong giai đoạn dậy thì, các em ra mồ hôi nhiều hơn, tóc và da nhờn. Trong các lỗ chân lông của da mặt có quá nhiều bã nhờn, do đó, việc các em có nhiều mụn trong giai đoạn dậy thì là điều hoàn toàn bình thường.

Xem chi tiết 

Dư cân, béo phì ở tuổi teen  385

 8/20/2020  | 

Tuổi teen (độ tuổi cấp 2-3) là độ tuổi ở giữa trẻ con và người lớn. Các em có thể có tầm vóc gần bằng người lớn nhưng nhận thức vẫn là trẻ con. Ở độ tuổi lưng chừng này, nếu các em được trang bị kiến thức tốt về cân bằng dinh dưỡng sẽ giảm được nguy cơ dư cân, béo phì sau này cho các em và thế hệ sau này.

Xem chi tiết 

Đừng tiếc lời khen con  405

 8/20/2020  | 

Phương pháp tiết kiệm lời khen, hào phóng lời chê được rất nhiều cha mẹ áp dụng với niềm tin là có thể hạn chế thói tự kiêu, kích động lòng tự trọng của trẻ, khiến trẻ không ngừng cố gắng. Tuy nhiên, trên thực tế, mục đích này thường không đạt được, thậm chí bị phản tác dụng.

Xem chi tiết 

Làm gì để giúp “teen” chăm hoạt động, thể dục thể thao?  427

 8/20/2020  | 

Trong quá trình phát triển của con người, tuổi "teen" là giai đoạn đặc biệt quan trọng, vì nó đóng vai trò quyết định tới tầm vóc, nhân cách và sự thành công khi trưởng thành. Nếu trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ và tập luyện đúng phương pháp sẽ đạt được chiều cao lý tưởng.

Xem chi tiết 

Giúp bé gái hiểu về kinh nguyệt  408

 8/20/2020  | 

Kinh nguyệt là hiện tượng đánh dấu sự chuyển tiếp từ giai đoạn bé gái thơ ngây sang giai đoạn thiếu nữ trưởng. Lần đầu thấy kinh nguyệt, bé có thể hoang mang, hoảng sợ. Bạn cần giúp bé hiểu để chăm sóc và vệ sinh thật tốt.

Xem chi tiết 

Giúp con chọn bạn mà chơi   424

 8/20/2020  | 

Tình bạn là hành trang tình cảm quan trọng nhất trong tuổi học trò, tình bạn thân chính là “neo tàu” giúp trẻ tự tin hơn. Nhưng trong xã hội đầy rẫy những cám dỗ hiện nay, để con có bạn tốt, cha mẹ cần can thiệp một cách có nghệ thuật.

Xem chi tiết 

Hiểu con tuổi mới lớn  399

 8/20/2020  | 

Tuổi mới lớn có rất nhiều biến động trong tâm hồn cũng như hình thể. Trẻ sẽ có những phản ứng mà cha mẹ không ngờ tới. Bạn cần làm gì để giúp con phòng ngừa hoặc thoát khỏi những khi tâm trạng tồi tệ?

Xem chi tiết 

Khi con gái đến tuổi dậy thì  406

 8/20/2020  | 

Kinh nguyệt của bé có thể xuất hiện sớm hơn bạn nghĩ. Vì thế, ngay khi ngực của bé bắt đầu phát triển, bạn nên thảo luận với con về chủ đề kinh nguyệt. Nếu bạn không có đủ hiểu biết để chuyện trò với con, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn, trao đổi, trò chuyện với bé.

Xem chi tiết 

Làm gì khi con yêu sớm?  394

 8/20/2020  | 

Khi con có dấu hiệu yêu sớm, cha mẹ phải làm gì đây? Cấm đoán hay khuyến khích…

Xem chi tiết 

Loại bỏ suy nghĩ tiêu cực ở trẻ  372

 8/20/2020  | 

Đối với trẻ lứa tuổi mới lớn, cha mẹ càng giấu giếm, càng cấm đoán thì trẻ càng quan tâm khám phá.

Xem chi tiết 

Một số bệnh dễ mắc ở nam tuổi teen  389

 8/20/2020  | 

Ở lứa tuổi teen, các bạn trai dễ mắc một số bệnh nếu bản thân các em và cha mẹ không chú ý, có thể phát triển âm thầm và ngày càng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày.

Xem chi tiết 

Những vấn đề trục trặc ở tuổi mới lớn  395

 8/20/2020  | 

Từ tuổi 12 - 17, bé gái bắt đầu bước vào một giai đoạn quan trọng, đó là quá trình phát triển của hệ sinh dục. Ở bé trai, thời kỳ phát dục chậm hơn, bắt đầu khi bé 15 tuổi.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website