Trẻ gia nhập “hội cú đêm”: Suy giảm chiều cao, trí nhớ

 8/20/2020 |  Admin   351 lượt xem

(nuoitre.com) - “Ngủ ngày, cày đêm” là lựa chọn của nhiều bạn trẻ tuổi vị thành niên. Đây thực sự là một thói quen phản khoa học, ảnh hưởng tới sức khỏe và chiều cao của cả một thế hệ người Việt Nam.

Trẻ gia nhập “hội cú đêm”: Suy giảm chiều cao, trí nhớ


“Điểm danh hội cú” – Một hoạt động thường xuyên trên facebook
Hiện nay, trên trang mạng xã hội Facebook, có rất nhiều diễn đàn mở ra với rất nhiều chủ đề, song có một thói quen các thành viên trên diễn đàn nào cũng có: Điểm danh hội cú đêm. Tầm sau 12 giờ đêm, một vài status: “Cả nhà mình điểm danh xem ai còn thức nào”; “Điểm danh cú đêm nào”… nhận được rất nhiều like chứng tỏ thành viên đó còn thức. Có không ít thành viên này vẫn còn là học sinh, trong độ tuổi 12-17 tuổi, được xem là tuổi ăn tuổi ngủ. Việc “ngủ ngày, cày đêm” này của trẻ khiến cha mẹ lo lắng.
 
Thức khuya thời gian dài, trẻ sẽ rối loạn giấc ngủ về sau
Trẻ vị thành niên đang độ tuổi ăn, tuổi lớn. Chính vì vậy, việc đảm bảo ăn đủ, ngủ đủ là rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho tầm vóc của trẻ sau này. Theo TS.BS Nguyễn Thanh Bình, Giảng viên bộ môn Thần kinh, Đại học Y Hà Nội, nhu cầu ngủ của trẻ độ tuổi này là từ 9-10 tiếng/ngày. Đặc biệt, thời gian ngủ từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng rất quan trọng, vì trong giấc ngủ, hoóc-môn phát triển chiều cao hoạt động mạnh vào lúc này. “Nếu trẻ ngủ ít, ngủ muộn, chiều cao là thứ ảnh hưởng nhiều nhất” – TS Bình khẳng định.
Trẻ gia nhập “hội cú đêm”: Suy giảm chiều cao, trí nhớ

 

 
Giấc ngủ là một quá trình tự nhiên của con người và bị ảnh hưởng bởi nhịp sinh học. Vào ban đêm, con người dễ buồn ngủ và đi ngủ khi trời tối, do cơ thể tiết ra melatonin, một tín hiệu để cơ thể tự điều chỉnh và đi vào giấc ngủ. Việc cưỡng lại quy trình sinh học của cơ thể là điều ảnh hưởng rất lớn trong các hoạt động ban ngày của trẻ. Trẻ có thể giảm độ tập trung, giảm sự chú ý, suy giảm trí nhớ, thay đổi tính cách… và có thể gây ra trầm cảm về sau.
 
“Những thói quen xấu ảnh hưởng tới giấc ngủ chính là giờ đi ngủ thất thường; xem sách vở, truyền hình trên giường; ăn uống ngay tại giường hoặc trong phòng ngủ; thay đổi môi trường sống đột ngột hoặc hay lo lắng thái quá.” – TS Bình phân tích.
 
Để có thể có một giấc ngủ tốt, TS Bình khuyên: cha mẹ hãy tránh mọi hoạt động mạnh, căng thẳng cho trẻ vào trước giờ đi ngủ; cần phải quy định một giờ đi ngủ nhất định và sáng dậy đúng giờ; không nên cho trẻ ngủ ban ngày quá nhiều (giấc ngủ trưa chỉ từ 30 phút đến 1 giờ là hợp lý). Bữa ăn chiều của trẻ nên là thức ăn nhẹ, uống ít nước, hạn chế các chất ngọt…
 
Ngoài ra, việc bố trí phòng ngủ phù hợp với giấc ngủ như độ ồn, nhiệt độ, ánh sáng… cũng rất quan trọng cho việc ngủ của trẻ.
Thanh Bình

liên quan

“Bí kíp” tăng chiều cao cho teen  384

 8/20/2020  | 

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, hiện nay, chiều cao trung bình của nam thanh niên nước ta là 164 cm, thấp hơn Hàn Quốc 10 cm và Nhật Bản 8 cm. Tuổi teen là một trong những giai đoạn mà cơ thể cao nhanh nhất.

Xem chi tiết 

“Tả tơi” vì nghiện game“Tả tơi” vì nghiện game  367

 8/20/2020  | 

Bị bố mẹ cưỡng chế “trói”, khiêng đến bệnh viện tâm thần trong bộ dạng tả tơi… Nhiều game thủ đã phải trải qua từ một đến vài ba lần nhập viện liên tục như thế mới chữa được bệnh nghiện game, nhưng những dấu ấn của căn bệnh vừa dễ vừa khó chữa này để lại trên thân chủ không dễ gì nhạt phai. Mỗi năm, tại bệnh viện Tâm thần trung ương 1, các bác sĩ tiếp nhận 10 – 15 bệnh nhân nghiện game được gia đình đưa đến chữa trị như thế.

Xem chi tiết 

5 vấn đề thường gặp ở tuổi mới lớn  405

 8/20/2020  | 

Những năm tháng chuyển tiếp từ tuổi teen thành người lớn là một giai đoạn đầy thách thức. Một bạn tuổi teen có thể rơi vào những tình huống khó khăn và đối mặt với những quyết định sai lầm trong lúc chán nản. Mặc dù giai đoạn gian nan này gần như không thể tránh, nhưng nếu ý thức được những vấn đề phổ biến mà lứa tuổi sẽ gặp phải, có thể giúp các bạn mới lớn tự xoay sở tốt.

Xem chi tiết 

Bia, rượu, thuốc lá và sức khỏe trẻ vị thành niên  400

 8/20/2020  | 

Ở giai đoạn vị thành niên, thời kỳ chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn, trẻ phát triển rất phức tạp. Tốc độ phát triển về thể chất (chiều cao, cân nặng, hình dáng, giới tính…) của trẻ rất nhanh, các tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động, gây xáo trộn lớn về tâm sinh lý. Đó là lý do tại sao những tác động về dinh dưỡng, tâm lý, môi trường đều rất quan trọng với sự phát triển của trẻ và sẽ có ảnh hưởng đến suốt cuộc đời của trẻ sau này.

Xem chi tiết 

Chăm sóc răng cho tuổi teen  442

 8/20/2020  | 

Lứa tuổi teen, với tâm sinh lý luôn biến đổi, trẻ rất hay tự ti về bản thân mình. Một hàm răng chắc khỏe, trắng sáng sẽ mang đến cho trẻ một nụ cười đẹp và giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp.

Xem chi tiết 

Chuyện trẻ bỏ nhà đi bụi  427

 8/20/2020  | 

“Dù con có không ở gia đình nữa thì con vẫn không hư hỏng đâu. Mẹ à! Con không thể để người yêu con vì con mà phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Con bỏ đi để bảo vệ anh ấy!”.

Xem chi tiết 

Con trai và tuổi dậy thì  393

 8/20/2020  | 

Mẹ vào dọn dẹp phòng cậu quý tử. Lật tấm chăn ra, chị thấy cái quần “tà lỏn” của cậu bị vo lại nhăn nhúm và mùi hôi, tanh bốc lên, đập vào mũi. Không nhăn mặt mà chị mỉm cười: Hoá ra cậu ấm nhà mình đã có “giấc mộng ướt”. Hèn gì hồi này thấy cậu lớn lên từng ngày, không sà vào lòng mẹ như trước, lại hay đóng cửa phòng “hành tung bí ẩn” như điệp viên 007. Có lúc cậu trái tính, ưa nói ngược đến mức chị nghĩ “cứ như nó không phải con mình”.

Xem chi tiết 

Dậy thì sớm – Dậy thì muộn  358

 8/20/2020  | 

Hiện nay, ngày càng có nhiều trẻ em xuất hiện tình trạng dậy thì sớm. Dậy thì sớm được định nghĩa khi các biểu hiện dậy thì xuất hiện trước 10 tuổi ở bé trai và trước 8 tuổi ở bé gái. Dậy thì sớm ở bé gái nhiều gấp 5 lần so với bé trai.

Xem chi tiết 

Điều trị mụn tận gốc  353

 8/20/2020  | 

Do sự thay đổi hoóc-môn diễn ra nhiều và nhanh trong giai đoạn dậy thì, các em ra mồ hôi nhiều hơn, tóc và da nhờn. Trong các lỗ chân lông của da mặt có quá nhiều bã nhờn, do đó, việc các em có nhiều mụn trong giai đoạn dậy thì là điều hoàn toàn bình thường.

Xem chi tiết 

Dư cân, béo phì ở tuổi teen  356

 8/20/2020  | 

Tuổi teen (độ tuổi cấp 2-3) là độ tuổi ở giữa trẻ con và người lớn. Các em có thể có tầm vóc gần bằng người lớn nhưng nhận thức vẫn là trẻ con. Ở độ tuổi lưng chừng này, nếu các em được trang bị kiến thức tốt về cân bằng dinh dưỡng sẽ giảm được nguy cơ dư cân, béo phì sau này cho các em và thế hệ sau này.

Xem chi tiết 

Đừng tiếc lời khen con  376

 8/20/2020  | 

Phương pháp tiết kiệm lời khen, hào phóng lời chê được rất nhiều cha mẹ áp dụng với niềm tin là có thể hạn chế thói tự kiêu, kích động lòng tự trọng của trẻ, khiến trẻ không ngừng cố gắng. Tuy nhiên, trên thực tế, mục đích này thường không đạt được, thậm chí bị phản tác dụng.

Xem chi tiết 

Làm gì để giúp “teen” chăm hoạt động, thể dục thể thao?  396

 8/20/2020  | 

Trong quá trình phát triển của con người, tuổi "teen" là giai đoạn đặc biệt quan trọng, vì nó đóng vai trò quyết định tới tầm vóc, nhân cách và sự thành công khi trưởng thành. Nếu trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ và tập luyện đúng phương pháp sẽ đạt được chiều cao lý tưởng.

Xem chi tiết 

Giúp bé gái hiểu về kinh nguyệt  381

 8/20/2020  | 

Kinh nguyệt là hiện tượng đánh dấu sự chuyển tiếp từ giai đoạn bé gái thơ ngây sang giai đoạn thiếu nữ trưởng. Lần đầu thấy kinh nguyệt, bé có thể hoang mang, hoảng sợ. Bạn cần giúp bé hiểu để chăm sóc và vệ sinh thật tốt.

Xem chi tiết 

Giúp con chọn bạn mà chơi   391

 8/20/2020  | 

Tình bạn là hành trang tình cảm quan trọng nhất trong tuổi học trò, tình bạn thân chính là “neo tàu” giúp trẻ tự tin hơn. Nhưng trong xã hội đầy rẫy những cám dỗ hiện nay, để con có bạn tốt, cha mẹ cần can thiệp một cách có nghệ thuật.

Xem chi tiết 

Hiểu con tuổi mới lớn  372

 8/20/2020  | 

Tuổi mới lớn có rất nhiều biến động trong tâm hồn cũng như hình thể. Trẻ sẽ có những phản ứng mà cha mẹ không ngờ tới. Bạn cần làm gì để giúp con phòng ngừa hoặc thoát khỏi những khi tâm trạng tồi tệ?

Xem chi tiết 

Khi con gái đến tuổi dậy thì  379

 8/20/2020  | 

Kinh nguyệt của bé có thể xuất hiện sớm hơn bạn nghĩ. Vì thế, ngay khi ngực của bé bắt đầu phát triển, bạn nên thảo luận với con về chủ đề kinh nguyệt. Nếu bạn không có đủ hiểu biết để chuyện trò với con, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn, trao đổi, trò chuyện với bé.

Xem chi tiết 

Làm gì khi con yêu sớm?  367

 8/20/2020  | 

Khi con có dấu hiệu yêu sớm, cha mẹ phải làm gì đây? Cấm đoán hay khuyến khích…

Xem chi tiết 

Loại bỏ suy nghĩ tiêu cực ở trẻ  347

 8/20/2020  | 

Đối với trẻ lứa tuổi mới lớn, cha mẹ càng giấu giếm, càng cấm đoán thì trẻ càng quan tâm khám phá.

Xem chi tiết 

Một số bệnh dễ mắc ở nam tuổi teen  361

 8/20/2020  | 

Ở lứa tuổi teen, các bạn trai dễ mắc một số bệnh nếu bản thân các em và cha mẹ không chú ý, có thể phát triển âm thầm và ngày càng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày.

Xem chi tiết 

Những vấn đề trục trặc ở tuổi mới lớn  369

 8/20/2020  | 

Từ tuổi 12 - 17, bé gái bắt đầu bước vào một giai đoạn quan trọng, đó là quá trình phát triển của hệ sinh dục. Ở bé trai, thời kỳ phát dục chậm hơn, bắt đầu khi bé 15 tuổi.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website