Bé 3-6 tuổi cá tính và độc lập

 8/20/2020 |  Admin   453 lượt xem

(nuoitre.com) - Khoảng 3 tuổi, bé đã dần hình thành thế giới nội tâm, cá tính và muốn được hành động độc lập, tự chủ như người lớn.

Bé 3-6 tuổi cá tính và độc lập 


Cái tôi xuất hiện...

Nhiều cha mẹ cho rằng, bé ở cái lứa tuổi “vắt mũi chưa sạch” này thì chỉ biết ăn với chơi, nói gì đến việc suy tư, nghĩ ngợi như người lớn. Tuy nhiên, chính ở giai đoạn này, cá tính của bé bắt đầu hình thành và bé trở nên độc lập hơn với những biểu hiện mà người lớn chúng ta rất dễ nhận ra đấy! Bé đã có thể:
- Nhận ra tên của mình và gắn tên với bản thân, không vui nếu người khác gọi sai tên mình.
- Nhận ra vị trí của mình trong các quan hệ xã hội, biết xưng hô đúng với người đối thoại. Ví dụ: “Con chào mẹ”, “Cháu chào ông”,...
- Nhận ra mình có khả năng làm việc này hay việc khác, biết mình có thể làm thay đổi các vật xung quanh. Ví dụ: bật hay tắt đèn điện, chơi với đồ chơi, nghịch nước, nghịch cát, chơi với bạn...
- Nhận ra giới tính của mình và gắn với một số dấu hiệu về giới. Ví dụ: “Con thích mặc váy, các bạn gái lớp con đều mặc váy”, “Con trai thì phải cắt tóc ngắn, con gái tóc dài để cài nơ”…
- Có ý thức tự nhận xét, đánh giá bản thân về những khía cạnh trải qua trong cuộc sống. Ví dụ: “Con sẽ làm bác sĩ, hôm nay con đã chữa bệnh cho gấu bông”, “Con được cô khen vẽ đẹp đấy mẹ ạ!”,...
 
Cái tôi xuất hiện cũng là lúc nhu cầu tự khẳng định phát triển mạnh ở bé. Tuy nhiên, mâu thuẫn lớn xảy ra khi bé muốn làm theo ý mình, tự mình làm lấy mọi việc trong khi ý chí và kỹ năng thực hiện đôi khi không đủ, khiến cho việc làm của bé có thể thất bại, thậm chí thiếu an toàn (tự lấy dao cắt, tự lấy diêm, bật lửa...). Trường hợp khác, bé phát triển mạnh cá tính cá nhân đến mức muốn có thẩm quyền với mọi vật xung quanh, cái gì cũng giành về mình, bất chấp hoàn cảnh. Có thể nói, giai đoạn này, bé trở nên bướng bỉnh, ích kỷ hơn; bé không chỉ tỏ ra bướng bỉnh với người lớn mà còn làm những việc người lớn ngăn cấm hoặc làm ngược những yêu cầu của người lớn nữa. Cái “tôi” là động lực mạnh mẽ thúc đẩy bé bước sang giai đoạn phát triển mới. Cha mẹ cần hiểu, thông cảm và ứng xử thích hợp với nhé!
Bé 3-6 tuổi cá tính và độc lập 

 


Các nguyên tắc giáo dục giúp bé ngoan hơn

Thế giới nội tâm quy định thái độ của bé khi tiếp nhận các tác động bên ngoài, trong đó, tác động giáo dục của cha mẹ có vai trò rất quan trọng. Giai đoạn hình thành và phát triển cá tính ở tuổi mẫu giáo lại là tiền đề cơ bản cho các giai đoạn về sau. Vì vậy, để việc chăm sóc, giáo dục bé không còn là bài toán khó, cha mẹ hãy:
 
Yêu thương và tôn trọng bé: Trong lời nói và hành động, cha mẹ cần thể hiện cho bé biết tình cảm yêu thương dành cho bé. Yêu thương đồng thời đi kèm thái độ tôn trọng nhưng vẫn thể hiện cái “tôi” của bé, ví dụ chào đáp lại khi bé chào mình, cảm ơn, cổ vũ bé vì những điều tốt bé làm như vẽ tranh, hát múa...
 
Hiểu biết nhu cầu và khả năng của bé: Cha mẹ nên có thái độ điềm tĩnh và lắng nghe, quan sát bé để nắm được các sở thích, hứng thú cũng như kỹ năng của bé. Hiểu biết của người lớn sẽ tạo ra hiệu quả cảm xúc và tiến bộ, ví dụ như khuyến khích bé bằng món đồ chơi ao ước hay tận tình hướng dẫn để bé làm được những việc mới, khó.
 
Thực tế cuộc sống có thể có rất nhiều tình huống mà không phải lúc nào chúng ta cũng giữ được thái độ và ứng xử hợp lý. Tuy nhiên, bằng việc ghi nhớ và thực hành các nguyên tắc cơ bản này, bé sẽ biết vâng lời mà cá tính và khả năng độc lập vẫn được phát triển.

ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân
Khoa GDMN, Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương

liên quan

Bé nhà bạn đã sẵn sàng đi học chưa?  399

 8/20/2020  | 

Sang tuổi thứ 6, bé chuẩn bị phải đi học tiểu học rồi! Lúc này, cha mẹ thường tìm nơi cho bé luyện chữ, học đọc, học toán; chọn trường học “tốt nhất” cho bé; chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết, liên quan... Thế nhưng, việc cần quan tâm nhất lúc này là: Bé đã sẵn sàng đi học chưa? Mức độ “chín muồi” của bé đạt đến đâu?...

Xem chi tiết 

Chơi cùng bé để hiểu và giáo dục bé!  422

 8/20/2020  | 

Từ giai đoạn mẫu giáo, bé đã có nhu cầu chơi đùa, phát triển mạnh và chơi cùng bé là một trong những “phương tiện” để hiểu và giáo dục bé. Ấy vậy mà có nhiều cha mẹ “quên” chơi với bé chỉ vì không có thời gian hay nhiều lý do khác.

Xem chi tiết 

Thực đơn trị biếng ăn cho bé mẫu giáo  421

 8/20/2020  | 

Từ 3 – 6 tuổi là giai đoạn bé đã biết ăn cơm nên thức ăn chính là cơm. Tuy nhiên, nếu bé biếng ăn, cha mẹ phải dùng thức ăn giàu năng lượng, lượng nhỏ và đủ 4 nhóm thực phẩm như tinh bột, béo, đạm, rau. Khoảng cách giữa các bữa ăn nên từ 2 giờ 30 phút – 3 giờ và hạn chế ăn thêm quá nhiều bữa phụ.

Xem chi tiết 

Làm gì để chữa ngọng cho bé?  447

 8/20/2020  | 

BS Hà Thị Kim Yến, nguyên Trưởng khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết: Hầu như các bé bị ngọng thường được phát hiện muộn, từ 4 - 6, khi mà các bé đi học, tiếp thu chậm, phát âm không rõ ràng, khiến cho quá trình tập nói và điều chỉnh cách phát âm của bé càng khó khăn.

Xem chi tiết 

Chuẩn bị cho bé vào lớp 1  420

 8/20/2020  | 

6 tuổi, bé đã đến tuổi đi học lớp 1 rồi! Đây là một trong những thời kỳ chuyển tiếp khó khăn nhất của bé. Vậy, cha mẹ cần làm gì để chuẩn bị cho bé vào học phổ thông diễn ra hiệu quả nhất?

Xem chi tiết 

Dưỡng chất giúp bé phát triển trí não  423

 8/20/2020  | 

Ở tuổi mẫu giáo, não của bé phát triển chậm hơn (bằng 1/4 giai đoạn 1 - 3 tuổi) và đạt 100% trọng lượng não khi trưởng thành lúc 6 tuổi. Tuy nhiên, đây là giai đoạn não hoàn thiện chức năng, nhu cầu dưỡng chất cho sự phát triển trí não rất cao.

Xem chi tiết 

Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở bé  437

 8/20/2020  | 

Chăm sóc con ở lứa tuổi mẫu giáo, bạn gặp không ít khó khăn: bé hay ốm vặt, biếng ăn, bướng bỉnh, thậm chí rất nhiều bé gặp vấn đề về giấc ngủ.

Xem chi tiết 

Giáo dục giới tính cho bé  416

 8/20/2020  | 

Phần lớn ở độ tuổi 3 - 6, bé đã có sự tò mò về giới tính. Cha mẹ cần làm gì để giáo dục giới tính cho bé?

Xem chi tiết 

Giúp bé tự lập  453

 8/20/2020  | 

Tự lập được ví như hộ chiếu để trưởng thành. Các bé tự lập sớm sẽ không ỷ lại, bướng bỉnh, không nghe lời. Vậy bạn phải làm gì để tạo tính tự lập cho bé?

Xem chi tiết 

Giúp con vượt qua nỗi... sợ  442

 8/20/2020  | 

Các bé độ tuổi này thường thích thể hiện bản thân. Bé muốn “chứng tỏ” những khả năng mới của mình, chẳng hạn như có thể leo lên cao (mặc dù là nguy hiểm), bé nhanh chóng leo lên bàn để chứng tỏ với cha mẹ rằng mình cao gần bằng “nóc nhà”, nhưng sau đó lại khóc ầm ĩ, không dám xuống vì… sợ.

Xem chi tiết 

Học trước khi vào lớp 1 – Nên hay không?  426

 8/20/2020  | 

Tháng 5, thời điểm các bé chia tay trường mầm non đang cận kề, đây cũng là lúc các bậc phụ huynh đôn đáo tìm điểm học chữ cho con. Liệu có cần phải cho bé học trước chương trình? Dưới đây là một số ý kiến của các bậc phụ huynh có con đang độ tuổi tiểu học.

Xem chi tiết 

Giúp bé vượt qua giai đoạn "khủng hoảng" ở tuổi lên 3  472

 8/20/2020  | 

Nhiều cha mẹ băn khoăn vì đứa con lên 3 tự nhiên trái tính trái nết, trở chứng, nói không nghe, lại còn phớt lờ sự chỉ bảo của người lớn, thậm chí càng nói càng “làm già”.

Xem chi tiết 

Bé 3-6 tuổi cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?  465

 8/20/2020  | 

Cha mẹ không nên cho bé uống hoàn toàn nước trái cây thay nước lọc để tránh đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy, sâu răng và nguy cơ béo phì cho bé.

Xem chi tiết 

Bé có bị tăng động?  476

 8/20/2020  | 

Rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý (thường được gọi tắt là tăng động) là một liên thể bao gồm những biểu hiện giảm tập trung, chú ý và tăng động xung động, xuất hiện ở các bé dưới 6 tuổi và có xu hướng kéo dài. Bé tăng động gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và mối quan hệ với những người xung quanh.

Xem chi tiết 

Các mốc phát triển quan trọng của bé 3-6 tuổi  453

 8/20/2020  | 

Bé ở lứa tuổi mẫu giáo, có rất nhiều sự tăng trưởng bạn mong đợi và nhiều cột mốc phát triển quan trọng theo sự phát triển của bé.

Xem chi tiết 

Chất béo đối với các bé tuổi mẫu giáo  422

 8/20/2020  | 

Khi bé còn nhỏ, hầu hết các bà mẹ đều nhớ cho dầu ăn vào trong bột (cháo) của bé. Nhưng khi bé lớn, nhất là ở tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi), chất béo thường xuyên vắng mặt trong thực đơn của các bé.

Xem chi tiết 

Hiểu lý do bé nói dối để dạy bé nói thật  455

 8/20/2020  | 

Giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên ba”, bé không còn lặp lại và ngoan ngoãn làm theo mệnh lệnh của cha mẹ nữa. Bé bắt đầu biết “rào trước đón sau”… có bé đã biết nói dối, “lươn lẹo” để được lòng người khác.

Xem chi tiết 

Sự phát triển của bé 3-6 tuổi  490

 8/20/2020  | 

Bé từ 3 đến 6 tuổi, lứa tuổi “mầm non” có những đặc điểm riêng về phát triển thể chất và vận động. Tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng của bé chững lại so với giai đoạn trước, nhưng bé lại có khả năng và nhu cầu lớn để tìm hiểu và nâng cao kiến thức về cuộc sống xung quanh.

Xem chi tiết 

3-6 tuổi, bé cần ăn gì?  470

 8/20/2020  | 

Dinh dưỡng cho bé lứa tuổi mẫu giáo có những thay đổi đặc biệt về nhu cầu bởi bé lớn lên cả về tầm vóc và phát triển trí tuệ. Dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc cơ thể và trí tuệ trong những năm đầu đời. Cả thiếu và thừa dinh dưỡng đều không thích hợp với bé.

Xem chi tiết 

Đối phó với tính hung hăng của bé  412

 8/20/2020  | 

Cách hành xử cũ của cha mẹ (làm thay, cấm đoán,…) có thể làm nảy sinh các hành vi chống đối, hung hăng ở bé.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website