Bé 3-6 tuổi cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

 8/20/2020 |  Admin   436 lượt xem

(nuoitre.com) - Cha mẹ không nên cho bé uống hoàn toàn nước trái cây thay nước lọc để tránh đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy, sâu răng và nguy cơ béo phì cho bé.

Nước quan trọng với bé

Không cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất nhưng nước chiếm khoảng 60% trọng lượng cơ thể bé. Nếu mất 20% lượng nước trong cơ thể có thể dẫn đến tử vong, mất 10% lượng nước trong cơ thể sẽ gây rối loạn nghiêm trọng. Trong thời tiết bình thường, nếu thiếu nước, một người có thể sống được 10 ngày, bé em có thể sống được 5 ngày, trong khi con người có thể sống tới vài tuần nếu không ăn.
 
Nước là thành phần thiết yếu của tất cả các mô trong cơ thể. Các chất dinh dưỡng ăn vào muốn hấp thu được cũng cần nước vì nước là dung môi cho các chất hòa tan trong tế bào và chất trung gian cho các phản ứng hóa học. Nước có vai trò như chất trung gian vận chuyển các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Nước cũng rất quan trọng cho quá trình bài tiết vì các chất cặn bã qua quá trình tiêu hóa, hấp thu, muốn thải tốt ra khỏi cơ thể cũng cần nước.

Nước giúp duy trì trạng thái cân bằng vật lý và hóa học giữa dịch nội bào – dịch ngoại bào, nước có vai trò trực tiếp trong điều hòa nhiệt độ cơ thể, như việc khi nóng cơ thể sẽ đổ mồ hôi vì việc bốc hơi nước qua da sẽ làm mát cơ thể.
 Bé 3-6 tuổi cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

 


Bé cần bao nhiêu nước?

So với trọng lượng cơ thể, bé cần một lượng nước lớn hơn cả người lớn. Nhu cầu nước ở bé là khoảng 150ml/kg cân nặng. Bé 3-6 tuổi cần cung cấp 1.600 kcal, như vậy, lượng nước nhu cầu là khoảng 2,4 lít/ngày. Lượng nước ở đây bao gồm cả nước lọc, nước trong sữa, trong nước canh, nước súp, trong rau củ quả và các thực phẩm ăn hằng ngày.
 
Thành phần nước trong thực phẩm thay đổi tùy theo loại. Dưới đây là bảng % nước trong một số thực phẩm:
           

STTThực phẩm% nước
1Rau xà lách96
2Cần tây, dưa chuột95
3Dưa hấu, bắp cải, bó xôi92-91
4Sữa91
5Cam87
6Ngũ cốc nấu chín85
7Táo84
8Nho81
9Khoai tây luộc77
10Trứng75
11Chuối, cá74
1270
1365
14Phô mai, bánh mì, bánh ngọt38 - 37 - 34
1516

 
Bé ăn uống thế nào để cung cấp đủ nước?

Bé trong độ tuổi 3-6 vẫn nên uống khoảng 600ml sữa (và các chế phẩm từ sữa) mỗi ngày để cung cấp đủ nhu cầu canxi, qua đó cũng cung cấp cho cơ thể khoảng 550 ml nước. Trong mỗi bữa ăn chính với khoảng 1 lưng chén (bát) cơm, 1 chén canh, 40-50 g chất đạm, bé sẽ được cung cấp hơn 200 ml nước. 3 bữa chính sẽ cung cấp cho bé hơn 600ml. Như vậy, mỗi ngày bé sẽ cần được uống thêm 1 lít nước lọc, nước trái cây, sinh tố hay trái cây tươi các loại…
 
Một số nước trái cây tốt cho bé như nước dừa tươi, nước cam, nước chanh, sinh tố xoài, sinh tố bơ, sinh tố chuối, nước ép dưa hấu… Nhưng cha mẹ không nên cho bé uống hoàn toàn nước trái cây thay nước lọc để tránh đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy, sâu răng và nguy cơ béo phì cho bé. Mỗi ngày, bé cần ăn khoảng 150-200 g trái cây tươi để đáp ứng nhu cầu về vitamin cho cơ thể, nếu bé khó ăn thì thay bằng nước ép trái cây hoặc sinh tố với lượng tương đương (tất nhiên, nước ép không tốt bằng ăn trái cây tươi hay sinh tố, cũng như không có một loại trái cây nào là tốt nhất thay thế các loại khác). Nên cho bé ăn thay đổi, đa dạng các loại trái cây và nước ép. Với những bé không chịu uống nước lọc, cha mẹ có thể pha loãng nước ép trái cây cho bé uống để bé được cung cấp đủ nhu cầu nước hằng ngày.
 
BS Phan Thị Hiền Thu
Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM

liên quan

Bé có bị tăng động?  445

 8/20/2020  | 

Rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý (thường được gọi tắt là tăng động) là một liên thể bao gồm những biểu hiện giảm tập trung, chú ý và tăng động xung động, xuất hiện ở các bé dưới 6 tuổi và có xu hướng kéo dài. Bé tăng động gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và mối quan hệ với những người xung quanh.

Xem chi tiết 

Bé 3-6 tuổi cá tính và độc lập  421

 8/20/2020  | 

Khoảng 3 tuổi, bé đã dần hình thành thế giới nội tâm, cá tính và muốn được hành động độc lập, tự chủ như người lớn.

Xem chi tiết 

Giúp bé vượt qua giai đoạn "khủng hoảng" ở tuổi lên 3  440

 8/20/2020  | 

Nhiều cha mẹ băn khoăn vì đứa con lên 3 tự nhiên trái tính trái nết, trở chứng, nói không nghe, lại còn phớt lờ sự chỉ bảo của người lớn, thậm chí càng nói càng “làm già”.

Xem chi tiết 

Học trước khi vào lớp 1 – Nên hay không?  398

 8/20/2020  | 

Tháng 5, thời điểm các bé chia tay trường mầm non đang cận kề, đây cũng là lúc các bậc phụ huynh đôn đáo tìm điểm học chữ cho con. Liệu có cần phải cho bé học trước chương trình? Dưới đây là một số ý kiến của các bậc phụ huynh có con đang độ tuổi tiểu học.

Xem chi tiết 

Giúp con vượt qua nỗi... sợ  411

 8/20/2020  | 

Các bé độ tuổi này thường thích thể hiện bản thân. Bé muốn “chứng tỏ” những khả năng mới của mình, chẳng hạn như có thể leo lên cao (mặc dù là nguy hiểm), bé nhanh chóng leo lên bàn để chứng tỏ với cha mẹ rằng mình cao gần bằng “nóc nhà”, nhưng sau đó lại khóc ầm ĩ, không dám xuống vì… sợ.

Xem chi tiết 

Giúp bé tự lập  421

 8/20/2020  | 

Tự lập được ví như hộ chiếu để trưởng thành. Các bé tự lập sớm sẽ không ỷ lại, bướng bỉnh, không nghe lời. Vậy bạn phải làm gì để tạo tính tự lập cho bé?

Xem chi tiết 

Giáo dục giới tính cho bé  388

 8/20/2020  | 

Phần lớn ở độ tuổi 3 - 6, bé đã có sự tò mò về giới tính. Cha mẹ cần làm gì để giáo dục giới tính cho bé?

Xem chi tiết 

Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở bé  411

 8/20/2020  | 

Chăm sóc con ở lứa tuổi mẫu giáo, bạn gặp không ít khó khăn: bé hay ốm vặt, biếng ăn, bướng bỉnh, thậm chí rất nhiều bé gặp vấn đề về giấc ngủ.

Xem chi tiết 

Dưỡng chất giúp bé phát triển trí não  392

 8/20/2020  | 

Ở tuổi mẫu giáo, não của bé phát triển chậm hơn (bằng 1/4 giai đoạn 1 - 3 tuổi) và đạt 100% trọng lượng não khi trưởng thành lúc 6 tuổi. Tuy nhiên, đây là giai đoạn não hoàn thiện chức năng, nhu cầu dưỡng chất cho sự phát triển trí não rất cao.

Xem chi tiết 

Chuẩn bị cho bé vào lớp 1  391

 8/20/2020  | 

6 tuổi, bé đã đến tuổi đi học lớp 1 rồi! Đây là một trong những thời kỳ chuyển tiếp khó khăn nhất của bé. Vậy, cha mẹ cần làm gì để chuẩn bị cho bé vào học phổ thông diễn ra hiệu quả nhất?

Xem chi tiết 

Làm gì để chữa ngọng cho bé?  413

 8/20/2020  | 

BS Hà Thị Kim Yến, nguyên Trưởng khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết: Hầu như các bé bị ngọng thường được phát hiện muộn, từ 4 - 6, khi mà các bé đi học, tiếp thu chậm, phát âm không rõ ràng, khiến cho quá trình tập nói và điều chỉnh cách phát âm của bé càng khó khăn.

Xem chi tiết 

Thực đơn trị biếng ăn cho bé mẫu giáo  392

 8/20/2020  | 

Từ 3 – 6 tuổi là giai đoạn bé đã biết ăn cơm nên thức ăn chính là cơm. Tuy nhiên, nếu bé biếng ăn, cha mẹ phải dùng thức ăn giàu năng lượng, lượng nhỏ và đủ 4 nhóm thực phẩm như tinh bột, béo, đạm, rau. Khoảng cách giữa các bữa ăn nên từ 2 giờ 30 phút – 3 giờ và hạn chế ăn thêm quá nhiều bữa phụ.

Xem chi tiết 

Chơi cùng bé để hiểu và giáo dục bé!  394

 8/20/2020  | 

Từ giai đoạn mẫu giáo, bé đã có nhu cầu chơi đùa, phát triển mạnh và chơi cùng bé là một trong những “phương tiện” để hiểu và giáo dục bé. Ấy vậy mà có nhiều cha mẹ “quên” chơi với bé chỉ vì không có thời gian hay nhiều lý do khác.

Xem chi tiết 

Bé nhà bạn đã sẵn sàng đi học chưa?  368

 8/20/2020  | 

Sang tuổi thứ 6, bé chuẩn bị phải đi học tiểu học rồi! Lúc này, cha mẹ thường tìm nơi cho bé luyện chữ, học đọc, học toán; chọn trường học “tốt nhất” cho bé; chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết, liên quan... Thế nhưng, việc cần quan tâm nhất lúc này là: Bé đã sẵn sàng đi học chưa? Mức độ “chín muồi” của bé đạt đến đâu?...

Xem chi tiết 

Cho bé xem ti vi thế nào là đúng?  462

 8/20/2020  | 

Nếu hỏi 10 em bé, cả 10 đều trả lời là rất thích xem ti vi. Đặc biệt, các bé từ 3-6 tuổi, được “chơi với bạn ti vi”, các bé chơi hoài không chán... Tuy nhiên, bé đang xem chương trình nào? Thời gian bé dành cho ti vi là bao lâu, đã phù hợp với lứa tuổi chưa? Và xem ti vi có lợi, hại với bé như thế nào?

Xem chi tiết 

Bé thừa cân tập luyện thế nào là tốt nhất?  395

 8/20/2020  | 

Hiện nay, tỷ lệ trẻ béo phì, ít vận động ngày càng tăng nên nhiều cha mẹ muốn cho bé tập luyện thể dục thể thao. Tuy nhiên, không phải môn thể thao nào bé cũng có thể chơi được, thậm chí, nếu tập luyện không đúng, hoặc quá nặng còn có thể khiến bé phát triển mất cân đối về sau.

Xem chi tiết 

Nhận thức và cảm xúc của bé 3-6 tuổi  397

 8/20/2020  | 

Tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi) là giai đoạn bé phát triển tâm lý mạnh mẽ và là thời kỳ nền tảng trong quá trình thành nhân cách của bé sau này.

Xem chi tiết 

Cha mẹ cần làm gì khi con giận dữ?  386

 8/20/2020  | 

Từ 3-6 tuổi, bé phát triển mạnh mẽ về tư duy và cảm xúc. Cá tính và “cái tôi” bắt đầu hình thành. Sự ương bướng, cáu giận của bé cũng vì thế mà biểu hiện thường xuyên hơn.

Xem chi tiết 

Đối phó với tính hung hăng của bé  381

 8/20/2020  | 

Cách hành xử cũ của cha mẹ (làm thay, cấm đoán,…) có thể làm nảy sinh các hành vi chống đối, hung hăng ở bé.

Xem chi tiết 

3-6 tuổi, bé cần ăn gì?  444

 8/20/2020  | 

Dinh dưỡng cho bé lứa tuổi mẫu giáo có những thay đổi đặc biệt về nhu cầu bởi bé lớn lên cả về tầm vóc và phát triển trí tuệ. Dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc cơ thể và trí tuệ trong những năm đầu đời. Cả thiếu và thừa dinh dưỡng đều không thích hợp với bé.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website