Bé thừa cân tập luyện thế nào là tốt nhất?

 8/20/2020 |  Admin   341 lượt xem

(nuoitre.com) - Hiện nay, tỷ lệ trẻ béo phì, ít vận động ngày càng tăng nên nhiều cha mẹ muốn cho bé tập luyện thể dục thể thao. Tuy nhiên, không phải môn thể thao nào bé cũng có thể chơi được, thậm chí, nếu tập luyện không đúng, hoặc quá nặng còn có thể khiến bé phát triển mất cân đối về sau.

be-da-bong1.jpg
 

Ép quá thành hại

TS Võ Tường Kha, trưởng phòng Tổng hợp, bệnh viện Y học thể dục thể thao (Viện khoa học thể dục thể thao) cho biết: Bé tập luyện là rất quan trọng để phát triển cả thể chất và tinh thần. Bé thừa cân béo phì bắt buộc phải tập luyện nhưng cần lưu ý cách giảm cân hoàn toàn khác với người lớn. Cha mẹ cần nhớ, trước hết phải giảm khẩu phần ăn cho bé và xem bé bị bệnh gì phải chữa bệnh đấy. Đồng thời, cha mẹ cần giúp bé tăng cường vận động nhưng không nên tập các môn thể thao nặng để tiêu hao nhiều năng lượng, giúp giảm cân nhanh, bởi các môn thể thao nặng, không những bé khó tập mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển hình thể của bé, khiến bé phát triển thiếu cân đối. Ví dụ như môn võ, thường được cha mẹ cho bé tập từ nhỏ, nhưng tốt nhất là nên cho bé tập sau 12 tuổi, khi bé đã có đủ nhận thức.
 
Hãy chơi cùng con

TS Kha lưu ý, trẻ cần được hoạt động thể chất, đặc biệt là các bé thừa cân béo phì. Hoạt động ở đây là tránh ngồi lỳ xem ti vi hoặc máy vi tính, cũng không phải là cứ cho bé tới câu lạc bộ thể thao, chơi đá bóng, trượt patin... mới là rèn luyện thể chất.
 
Do sinh lý của bé chưa hoàn hảo, việc hướng dẫn các bài tập luyện cần có tính chất vui chơi thoải mái. Vì bé rất hiếu động nên đi đôi với việc hướng dẫn các bài tập cơ bản, cần chú trọng bồi dưỡng nhân cách cho bé. Do đó, các hoạt động tập luyện mang tính tập thể là tốt nhất.
 
Thực tế, những hoạt động vui chơi hằng ngày như đuổi bắt, kéo co, nhảy lò cò... đều là hoạt động thể chất rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, cha mẹ nên cho bé chơi bất kỳ môn nào, trò gì miễn là phù hợp với sở thích và sức khỏe của bé. Đặc biệt, để bé tập luyện được tốt, cha mẹ phải là người gương mẫu. Việc tập luyện với người thân, bạn bè hay ở chỗ đông người sẽ giúp bé có cảm hứng, không cảm thấy đơn độc và luyện tập có hiệu quả hơn. Để cả nhà cùng khỏe cũng như động viên bé tập thể dục, cha mẹ hãy dành 1 tiếng/ngày để cùng bé đi xe đạp hoặc đi bách bộ... Đặc biệt, tập luyện cùng bé cũng là cách tránh để bé gặp phải thương tích. Trong quá trình tập luyện, cha mẹ luôn để mắt quan sát bé, khi có bất kỳ biểu hiện nào của sự đuối sức, cha mẹ phải cho phép bé dừng ngay. Không nên bắt bé tập quá sức, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe chung của bé và bị sang chấn, thương tích...

Bé thừa cân tập luyện thế nào là tốt nhất?


Những môn tập có lợi cho bé

Theo TS Kha, với bé, đôi khi không cần các bài tập cụ thể mà cái chính là cho bé được vận động, vui chơi ngoài trời. Cha mẹ có thể hướng dẫn bé các bài tập đơn giản sau:
 
Tập luyện đơn giản với thể dục: Trẻ thừa cân đa số là những bé lười vận động và ít tập thể dục. Vì vậy, điều quan trọng là dạy cho bé những kỹ năng thích hợp để tập thể dục. Đầu tiên, bé cần dang rộng tay, sau đó uốn người và tiếp nữa là dang chân. Đây là biện pháp đơn giản nhất giúp bé giảm trọng lượng thừa.
 
Chạy nhảy: Sau khi bé đã quen một chút với thể dục đơn giản, cha mẹ có thể dạy cho bé những bài tập như nhảy dây, vừa nhảy vừa vung tay chân. Bé sẽ tập từ từ, luân phiên giữa động tác nhanh và chậm để cơ thể được điều hòa.
 
Đạp xe cũng giúp bé giảm cân. Cha mẹ có thể tìm những chiếc xe đạp thấp, nhẹ, vừa với bé để tránh nguy hiểm cũng như làm cho bé cảm thấy yên tâm hơn khi lái xe.
 
Đi bộ hoặc chạy là một cách hay để tập thể dục và cũng tốt để nâng cao nhịp tim. Điều này rất có lợi cho bé béo phì, vì chạy hoặc đi bộ đều giúp cơ thể đốt cháy lượng calo không cần thiết và giúp bé béo phì tạo lập được cơ bắp rắn chắc hơn.

Hà Tường

liên quan

Bé nhà bạn đã sẵn sàng đi học chưa?  304

 8/20/2020  | 

Sang tuổi thứ 6, bé chuẩn bị phải đi học tiểu học rồi! Lúc này, cha mẹ thường tìm nơi cho bé luyện chữ, học đọc, học toán; chọn trường học “tốt nhất” cho bé; chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết, liên quan... Thế nhưng, việc cần quan tâm nhất lúc này là: Bé đã sẵn sàng đi học chưa? Mức độ “chín muồi” của bé đạt đến đâu?...

Xem chi tiết 

Chơi cùng bé để hiểu và giáo dục bé!  329

 8/20/2020  | 

Từ giai đoạn mẫu giáo, bé đã có nhu cầu chơi đùa, phát triển mạnh và chơi cùng bé là một trong những “phương tiện” để hiểu và giáo dục bé. Ấy vậy mà có nhiều cha mẹ “quên” chơi với bé chỉ vì không có thời gian hay nhiều lý do khác.

Xem chi tiết 

Thực đơn trị biếng ăn cho bé mẫu giáo  325

 8/20/2020  | 

Từ 3 – 6 tuổi là giai đoạn bé đã biết ăn cơm nên thức ăn chính là cơm. Tuy nhiên, nếu bé biếng ăn, cha mẹ phải dùng thức ăn giàu năng lượng, lượng nhỏ và đủ 4 nhóm thực phẩm như tinh bột, béo, đạm, rau. Khoảng cách giữa các bữa ăn nên từ 2 giờ 30 phút – 3 giờ và hạn chế ăn thêm quá nhiều bữa phụ.

Xem chi tiết 

Làm gì để chữa ngọng cho bé?  353

 8/20/2020  | 

BS Hà Thị Kim Yến, nguyên Trưởng khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết: Hầu như các bé bị ngọng thường được phát hiện muộn, từ 4 - 6, khi mà các bé đi học, tiếp thu chậm, phát âm không rõ ràng, khiến cho quá trình tập nói và điều chỉnh cách phát âm của bé càng khó khăn.

Xem chi tiết 

Chuẩn bị cho bé vào lớp 1  329

 8/20/2020  | 

6 tuổi, bé đã đến tuổi đi học lớp 1 rồi! Đây là một trong những thời kỳ chuyển tiếp khó khăn nhất của bé. Vậy, cha mẹ cần làm gì để chuẩn bị cho bé vào học phổ thông diễn ra hiệu quả nhất?

Xem chi tiết 

Dưỡng chất giúp bé phát triển trí não  326

 8/20/2020  | 

Ở tuổi mẫu giáo, não của bé phát triển chậm hơn (bằng 1/4 giai đoạn 1 - 3 tuổi) và đạt 100% trọng lượng não khi trưởng thành lúc 6 tuổi. Tuy nhiên, đây là giai đoạn não hoàn thiện chức năng, nhu cầu dưỡng chất cho sự phát triển trí não rất cao.

Xem chi tiết 

Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở bé  340

 8/20/2020  | 

Chăm sóc con ở lứa tuổi mẫu giáo, bạn gặp không ít khó khăn: bé hay ốm vặt, biếng ăn, bướng bỉnh, thậm chí rất nhiều bé gặp vấn đề về giấc ngủ.

Xem chi tiết 

Giáo dục giới tính cho bé  323

 8/20/2020  | 

Phần lớn ở độ tuổi 3 - 6, bé đã có sự tò mò về giới tính. Cha mẹ cần làm gì để giáo dục giới tính cho bé?

Xem chi tiết 

Giúp bé tự lập  362

 8/20/2020  | 

Tự lập được ví như hộ chiếu để trưởng thành. Các bé tự lập sớm sẽ không ỷ lại, bướng bỉnh, không nghe lời. Vậy bạn phải làm gì để tạo tính tự lập cho bé?

Xem chi tiết 

Giúp con vượt qua nỗi... sợ  345

 8/20/2020  | 

Các bé độ tuổi này thường thích thể hiện bản thân. Bé muốn “chứng tỏ” những khả năng mới của mình, chẳng hạn như có thể leo lên cao (mặc dù là nguy hiểm), bé nhanh chóng leo lên bàn để chứng tỏ với cha mẹ rằng mình cao gần bằng “nóc nhà”, nhưng sau đó lại khóc ầm ĩ, không dám xuống vì… sợ.

Xem chi tiết 

Học trước khi vào lớp 1 – Nên hay không?  336

 8/20/2020  | 

Tháng 5, thời điểm các bé chia tay trường mầm non đang cận kề, đây cũng là lúc các bậc phụ huynh đôn đáo tìm điểm học chữ cho con. Liệu có cần phải cho bé học trước chương trình? Dưới đây là một số ý kiến của các bậc phụ huynh có con đang độ tuổi tiểu học.

Xem chi tiết 

Giúp bé vượt qua giai đoạn "khủng hoảng" ở tuổi lên 3  371

 8/20/2020  | 

Nhiều cha mẹ băn khoăn vì đứa con lên 3 tự nhiên trái tính trái nết, trở chứng, nói không nghe, lại còn phớt lờ sự chỉ bảo của người lớn, thậm chí càng nói càng “làm già”.

Xem chi tiết 

Bé 3-6 tuổi cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?  363

 8/20/2020  | 

Cha mẹ không nên cho bé uống hoàn toàn nước trái cây thay nước lọc để tránh đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy, sâu răng và nguy cơ béo phì cho bé.

Xem chi tiết 

Bé có bị tăng động?  378

 8/20/2020  | 

Rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý (thường được gọi tắt là tăng động) là một liên thể bao gồm những biểu hiện giảm tập trung, chú ý và tăng động xung động, xuất hiện ở các bé dưới 6 tuổi và có xu hướng kéo dài. Bé tăng động gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và mối quan hệ với những người xung quanh.

Xem chi tiết 

Bé 3-6 tuổi cá tính và độc lập  355

 8/20/2020  | 

Khoảng 3 tuổi, bé đã dần hình thành thế giới nội tâm, cá tính và muốn được hành động độc lập, tự chủ như người lớn.

Xem chi tiết 

Các mốc phát triển quan trọng của bé 3-6 tuổi  362

 8/20/2020  | 

Bé ở lứa tuổi mẫu giáo, có rất nhiều sự tăng trưởng bạn mong đợi và nhiều cột mốc phát triển quan trọng theo sự phát triển của bé.

Xem chi tiết 

Chất béo đối với các bé tuổi mẫu giáo  328

 8/20/2020  | 

Khi bé còn nhỏ, hầu hết các bà mẹ đều nhớ cho dầu ăn vào trong bột (cháo) của bé. Nhưng khi bé lớn, nhất là ở tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi), chất béo thường xuyên vắng mặt trong thực đơn của các bé.

Xem chi tiết 

Hiểu lý do bé nói dối để dạy bé nói thật  354

 8/20/2020  | 

Giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên ba”, bé không còn lặp lại và ngoan ngoãn làm theo mệnh lệnh của cha mẹ nữa. Bé bắt đầu biết “rào trước đón sau”… có bé đã biết nói dối, “lươn lẹo” để được lòng người khác.

Xem chi tiết 

Sự phát triển của bé 3-6 tuổi  375

 8/20/2020  | 

Bé từ 3 đến 6 tuổi, lứa tuổi “mầm non” có những đặc điểm riêng về phát triển thể chất và vận động. Tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng của bé chững lại so với giai đoạn trước, nhưng bé lại có khả năng và nhu cầu lớn để tìm hiểu và nâng cao kiến thức về cuộc sống xung quanh.

Xem chi tiết 

3-6 tuổi, bé cần ăn gì?  362

 8/20/2020  | 

Dinh dưỡng cho bé lứa tuổi mẫu giáo có những thay đổi đặc biệt về nhu cầu bởi bé lớn lên cả về tầm vóc và phát triển trí tuệ. Dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc cơ thể và trí tuệ trong những năm đầu đời. Cả thiếu và thừa dinh dưỡng đều không thích hợp với bé.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website