Hiểu lý do bé nói dối để dạy bé nói thật

 8/20/2020 |  Admin   358 lượt xem

(nuoitre.com) - Giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên ba”, bé không còn lặp lại và ngoan ngoãn làm theo mệnh lệnh của cha mẹ nữa. Bé bắt đầu biết “rào trước đón sau”… có bé đã biết nói dối, “lươn lẹo” để được lòng người khác.

Bé thường giải thích quanh co, lòng vòng, có thể bịa ra nhiều chuyện không thực tế để làm giàu cho kho tàng ngôn ngữ của chúng. Nếu cha mẹ lo lắng quá sẽ đánh giá sai về bé, cho rằng bé không ngoan, hoặc nếu nghĩ qua loa “lớn rồi sẽ tự hết”, bé sẽ không biết lúc nào nên nói dối và lúc nào nên nói thật. Đặc biệt, nếu không được quan tâm, giải thích hay chỉnh sửa, bé sẽ không biết nói sao cho phù hợp.

Tại sao bé nói dối?

Khi mới tập nói, bé chỉ bắt chước người khác mà thôi. Khi lên ba, bé bắt đầu trình bày, diễn đạt theo ý mình, và luôn muốn người khác chấp nhận. Nhưng với vốn từ ít ỏi và cách sắp xếp câu chưa phong phú, bé chưa thể “gọi tên” ra được vấn đề của mình. Bé có thể né tránh bằng cách nói lảng đi để không bị người khác bắt bẻ. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu được “khó khăn” của bé nên đã áp đặt và ngăn chặn, không cho bé cơ hội giải thích. Không cho bé một cảm giác tin tưởng thì bé sẽ không thể nói được những điều mình suy nghĩ. Bé có thể nói không đúng sự thật và cha mẹ cho rằng bé không trung thực.


noi-doi1.jpg


Bé nói dối là bé không nói đúng hiện tượng, chi tiết, trình tự hay nguyên nhân sự việc. Đôi khi, chúng ý thức được nói dối để được gì nhưng cũng có nhiều lúc chúng vô tình. Có thể bé nói dối là bắt chước bạn bè, người lớn, phim ảnh hay từ những bài học trước đó do chúng tự nghiệm ra. Ví dụ như một lần nói thật đã làm “hỏng việc” thì lần sau, bé rút kinh nghiệm không nói thật nữa. Bé nói dối vì sợ bị trừng phạt khi phạm lỗi hoặc muốn được mọi người yêu thương hơn. Bé nói dối vì cảm thấy nguy hiểm và muốn né tránh để được an toàn.

Dạy bé nói thật, nói dối

Trong cuộc sống, không phải lúc nào cũng cần nói hết sự thật. Nếu như cha mẹ dạy bé không bao giờ được nói dối, bé sẽ thấy mâu thuẫn khi phát hiện chính người lớn nói không đúng sự thật. Bé sẽ nghi ngờ lòng trung thực của mọi người.

Cha mẹ cần dạy bé nói, trình bày, giải thích trung thực nhưng khéo léo, phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng; tôn trọng bé, tạo cho bé cơ hội và thời gian để bé trình bày cảm xúc, suy nghĩ của mình; lắng nghe và đặt những câu hỏi khơi gợi để bé diễn đạt được những ý tưởng, quan điểm. Bé sẽ sợ những phản ứng gay gắt hay phủ nhận của người nghe và đối phó bằng cách nói dối. Những câu chuyện trao đổi với bé cần cởi mở để tạo cho bé niềm tin. Dù bé còn nhỏ nhưng bố mẹ cũng cần tỏ thái độ tôn trọng, công bằng và bình đẳng khi trò chuyện, đừng cười cợt trước sự ngây thơ của bé, đừng gay gắt khi bé mắc lỗi lầm, cũng đừng phủ nhận những sai lầm của mình. Dạy bé biết nhận lỗi thì bản thân người lớn phải biết xin lỗi bé. Nói với bé những trải nghiệm của mình, của người khác bằng những câu từ dễ hiểu. Cho bé đưa ra các “phương án” giải quyết vấn đề rồi giải thích để bé hiểu đúng sai. Bé ở lứa tuổi này có nhiều mong muốn cho mình và cho mọi người xung quanh. Vì vậy, nhiều khi bé phóng đại hay tưởng tượng ra nhiều câu chuyện không đúng sự thật. Cha mẹ đừng vội đánh giá, cho rằng bé nói dối, không trung thực. Bé sẽ hiểu khi được bố mẹ, người lớn giúp đỡ và giải thích hợp tình hợp lý.

Nói dối khác với lừa lọc, nhiều khi bé nói dối rất dễ thương. Ở tuổi này, bố mẹ chỉ cần uốn nắn và kiên nhẫn giải thích để bé “biết ăn biết nói biết gói biết mở”, không cần quá lo lắng khi bé nói không đúng sự thật!
 
Chuyên viên tâm lý Võ Thị Minh Huệ

liên quan

Các mốc phát triển quan trọng của bé 3-6 tuổi  366

 8/20/2020  | 

Bé ở lứa tuổi mẫu giáo, có rất nhiều sự tăng trưởng bạn mong đợi và nhiều cột mốc phát triển quan trọng theo sự phát triển của bé.

Xem chi tiết 

Chất béo đối với các bé tuổi mẫu giáo  331

 8/20/2020  | 

Khi bé còn nhỏ, hầu hết các bà mẹ đều nhớ cho dầu ăn vào trong bột (cháo) của bé. Nhưng khi bé lớn, nhất là ở tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi), chất béo thường xuyên vắng mặt trong thực đơn của các bé.

Xem chi tiết 

Bé 3-6 tuổi cá tính và độc lập  358

 8/20/2020  | 

Khoảng 3 tuổi, bé đã dần hình thành thế giới nội tâm, cá tính và muốn được hành động độc lập, tự chủ như người lớn.

Xem chi tiết 

Bé có bị tăng động?  382

 8/20/2020  | 

Rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý (thường được gọi tắt là tăng động) là một liên thể bao gồm những biểu hiện giảm tập trung, chú ý và tăng động xung động, xuất hiện ở các bé dưới 6 tuổi và có xu hướng kéo dài. Bé tăng động gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và mối quan hệ với những người xung quanh.

Xem chi tiết 

Bé 3-6 tuổi cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?  365

 8/20/2020  | 

Cha mẹ không nên cho bé uống hoàn toàn nước trái cây thay nước lọc để tránh đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy, sâu răng và nguy cơ béo phì cho bé.

Xem chi tiết 

Giúp bé vượt qua giai đoạn "khủng hoảng" ở tuổi lên 3  376

 8/20/2020  | 

Nhiều cha mẹ băn khoăn vì đứa con lên 3 tự nhiên trái tính trái nết, trở chứng, nói không nghe, lại còn phớt lờ sự chỉ bảo của người lớn, thậm chí càng nói càng “làm già”.

Xem chi tiết 

Học trước khi vào lớp 1 – Nên hay không?  340

 8/20/2020  | 

Tháng 5, thời điểm các bé chia tay trường mầm non đang cận kề, đây cũng là lúc các bậc phụ huynh đôn đáo tìm điểm học chữ cho con. Liệu có cần phải cho bé học trước chương trình? Dưới đây là một số ý kiến của các bậc phụ huynh có con đang độ tuổi tiểu học.

Xem chi tiết 

Giúp con vượt qua nỗi... sợ  350

 8/20/2020  | 

Các bé độ tuổi này thường thích thể hiện bản thân. Bé muốn “chứng tỏ” những khả năng mới của mình, chẳng hạn như có thể leo lên cao (mặc dù là nguy hiểm), bé nhanh chóng leo lên bàn để chứng tỏ với cha mẹ rằng mình cao gần bằng “nóc nhà”, nhưng sau đó lại khóc ầm ĩ, không dám xuống vì… sợ.

Xem chi tiết 

Giúp bé tự lập  365

 8/20/2020  | 

Tự lập được ví như hộ chiếu để trưởng thành. Các bé tự lập sớm sẽ không ỷ lại, bướng bỉnh, không nghe lời. Vậy bạn phải làm gì để tạo tính tự lập cho bé?

Xem chi tiết 

Giáo dục giới tính cho bé  328

 8/20/2020  | 

Phần lớn ở độ tuổi 3 - 6, bé đã có sự tò mò về giới tính. Cha mẹ cần làm gì để giáo dục giới tính cho bé?

Xem chi tiết 

Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở bé  344

 8/20/2020  | 

Chăm sóc con ở lứa tuổi mẫu giáo, bạn gặp không ít khó khăn: bé hay ốm vặt, biếng ăn, bướng bỉnh, thậm chí rất nhiều bé gặp vấn đề về giấc ngủ.

Xem chi tiết 

Dưỡng chất giúp bé phát triển trí não  331

 8/20/2020  | 

Ở tuổi mẫu giáo, não của bé phát triển chậm hơn (bằng 1/4 giai đoạn 1 - 3 tuổi) và đạt 100% trọng lượng não khi trưởng thành lúc 6 tuổi. Tuy nhiên, đây là giai đoạn não hoàn thiện chức năng, nhu cầu dưỡng chất cho sự phát triển trí não rất cao.

Xem chi tiết 

Chuẩn bị cho bé vào lớp 1  334

 8/20/2020  | 

6 tuổi, bé đã đến tuổi đi học lớp 1 rồi! Đây là một trong những thời kỳ chuyển tiếp khó khăn nhất của bé. Vậy, cha mẹ cần làm gì để chuẩn bị cho bé vào học phổ thông diễn ra hiệu quả nhất?

Xem chi tiết 

Làm gì để chữa ngọng cho bé?  357

 8/20/2020  | 

BS Hà Thị Kim Yến, nguyên Trưởng khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết: Hầu như các bé bị ngọng thường được phát hiện muộn, từ 4 - 6, khi mà các bé đi học, tiếp thu chậm, phát âm không rõ ràng, khiến cho quá trình tập nói và điều chỉnh cách phát âm của bé càng khó khăn.

Xem chi tiết 

Thực đơn trị biếng ăn cho bé mẫu giáo  328

 8/20/2020  | 

Từ 3 – 6 tuổi là giai đoạn bé đã biết ăn cơm nên thức ăn chính là cơm. Tuy nhiên, nếu bé biếng ăn, cha mẹ phải dùng thức ăn giàu năng lượng, lượng nhỏ và đủ 4 nhóm thực phẩm như tinh bột, béo, đạm, rau. Khoảng cách giữa các bữa ăn nên từ 2 giờ 30 phút – 3 giờ và hạn chế ăn thêm quá nhiều bữa phụ.

Xem chi tiết 

Chơi cùng bé để hiểu và giáo dục bé!  334

 8/20/2020  | 

Từ giai đoạn mẫu giáo, bé đã có nhu cầu chơi đùa, phát triển mạnh và chơi cùng bé là một trong những “phương tiện” để hiểu và giáo dục bé. Ấy vậy mà có nhiều cha mẹ “quên” chơi với bé chỉ vì không có thời gian hay nhiều lý do khác.

Xem chi tiết 

Bé nhà bạn đã sẵn sàng đi học chưa?  310

 8/20/2020  | 

Sang tuổi thứ 6, bé chuẩn bị phải đi học tiểu học rồi! Lúc này, cha mẹ thường tìm nơi cho bé luyện chữ, học đọc, học toán; chọn trường học “tốt nhất” cho bé; chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết, liên quan... Thế nhưng, việc cần quan tâm nhất lúc này là: Bé đã sẵn sàng đi học chưa? Mức độ “chín muồi” của bé đạt đến đâu?...

Xem chi tiết 

Cho bé xem ti vi thế nào là đúng?  409

 8/20/2020  | 

Nếu hỏi 10 em bé, cả 10 đều trả lời là rất thích xem ti vi. Đặc biệt, các bé từ 3-6 tuổi, được “chơi với bạn ti vi”, các bé chơi hoài không chán... Tuy nhiên, bé đang xem chương trình nào? Thời gian bé dành cho ti vi là bao lâu, đã phù hợp với lứa tuổi chưa? Và xem ti vi có lợi, hại với bé như thế nào?

Xem chi tiết 

Bé thừa cân tập luyện thế nào là tốt nhất?  343

 8/20/2020  | 

Hiện nay, tỷ lệ trẻ béo phì, ít vận động ngày càng tăng nên nhiều cha mẹ muốn cho bé tập luyện thể dục thể thao. Tuy nhiên, không phải môn thể thao nào bé cũng có thể chơi được, thậm chí, nếu tập luyện không đúng, hoặc quá nặng còn có thể khiến bé phát triển mất cân đối về sau.

Xem chi tiết 

Nhận thức và cảm xúc của bé 3-6 tuổi  339

 8/20/2020  | 

Tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi) là giai đoạn bé phát triển tâm lý mạnh mẽ và là thời kỳ nền tảng trong quá trình thành nhân cách của bé sau này.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website