Sự phát triển của bé 3-6 tuổi

 8/20/2020 |  Admin   378 lượt xem

(nuoitre.com) - Bé từ 3 đến 6 tuổi, lứa tuổi “mầm non” có những đặc điểm riêng về phát triển thể chất và vận động. Tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng của bé chững lại so với giai đoạn trước, nhưng bé lại có khả năng và nhu cầu lớn để tìm hiểu và nâng cao kiến thức về cuộc sống xung quanh.

 Sự phát triển của bé 3-6 tuổi


Sự phát triển thể chất

Trong giai đoạn này, bé tăng cân chậm (khoảng 2 kg/năm), cao khoảng 95 cm lúc 3 tuổi và mỗi năm tăng lên khoảng 5 cm. Răng sữa của bé cũng đã mọc đầy đủ. Não bộ của bé trong giai đoạn này gần như hoàn chỉnh về mặt cấu trúc, nhưng mọi hoạt động chưa cân bằng, năng lực của não bộ phụ thuộc rất nhiều vào cách kích thích và sử dụng thông qua giáo dục. Đến 6 tuổi, não bộ đạt trọng lượng 100 % não bộ của người lớn (khoảng 1.300 g), sức đề kháng của bé tăng lên, hoạt động tốt hơn.
 
Hệ xương của bé đã cứng cáp hơn nhưng vẫn còn mềm. Các cơ bắp dẻo dai hơn, có thể nâng đỡ được trọng lượng cơ thể. Bé có thể chạy nhảy, biết dùng đôi tay để nắm chặt đồ vật, biết leo trèo. Cổ tay mềm mại hơn, khiến các bé gái có thể thực hiện những động tác khéo léo hơn.
 
Nhờ sự phát triển của hệ thần kinh, hô hấp, tuần hoàn và hệ cơ xương, bé có thể thực hiện thành thạo các động tác đòi hỏi sự phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể như: thể dục nhịp điệu, múa hát kết hợp. Bé rất hiếu động, hoạt bát, không chịu ngồi yên một chỗ.
Sự phát triển của bé 3-6 tuổiSự phát triển của bé 3-6 tuổi

 

 
Sự phát triển tâm vận động

Bé 3 tuổi thường trầm tính hơn lứa tuổi trước đó. Bé bắt đầu tìm hiểu về thế giới xung quanh một cách rộng và phức tạp hơn. Bé dần có khái niệm về thời gian như các buổi trong ngày, có thể nói “ngày xưa” để chỉ quá khứ, hay “mai mốt” để chỉ tương lai. Bé còn có thể liên tưởng một số đặc điểm liên quan tới từng thời điểm quen thuộc, chẳng hạn như có thể biết buổi trưa là nóng và buổi chiếu là mát mẻ. Bé 3 tuổi cũng có khái niệm về không gian, như phân biệt được gần và xa. Bé cũng bắt đầu biết phân biệt các sự vật xung quanh là vật thật hay chỉ là đồ chơi, ví dụ như đâu là cún thật, đâu chỉ là cún nhồi bông.
 
Khi được 4 tuổi, bé bắt đầu ý thức được vị trí của mình đối với mọi người xung quanh, đặc biệt là các bạn đồng trang lứa. Các bé rất thích kết bạn và cần nhiều không gian để chơi, điểm đáng yêu là trò nào các bé cũng có thể chơi được, đặc biệt là thích mình trở thành siêu nhân hoặc các nhân vật có sức mạnh đặc biệt (bé trai) hay công chúa, cô tiên (bé gái). Các bé thích chia sẻ đồ chơi với nhau, nhưng cũng hay xảy ra tình trạng “chiến tranh”, giành đồ chơi của nhau. Đây cũng là giai đoạn các bé hay tò mò và thắc mắc về mọi thứ, nên cha mẹ cần luôn bình tĩnh giải thích cho bé, tránh tình trạng quá mất kiên nhẫn với các câu hỏi “tại sao” của các bé.
 
5 tuổi là giai đoạn bé trưởng thành rõ hơn trên nhiều phương diện. Các bé vẫn thích khám phá các điều mới lạ, nhưng thường tập trung hơn khi làm một việc gì đó. Chẳng hạn khi vẽ một bông hoa, bé sẽ chú ý đến các chi tiết nhiều hơn để vẽ bông hoa cho thật giống. Hay trước khi chơi một trò chơi, bé biết chuẩn bị thêm đạo cụ, biết chia vai để đóng. Ở độ tuổi này, các bé bắt đầu biết lý giải các kí hiệu, hiện tượng, thậm chí một số bé có thể biết đọc và biết viết trước các bạn cùng tuổi.
 
Và khi lên 6 tuổi, lúc mà não bộ có cấu trúc và trọng lượng như người lớn, bé bắt đầu được đi học để phát triển ngôn ngữ và trí tuệ. Bé bắt đầu được học các mối quan hệ xã hội, tham gia vào các hoạt động tập thể và tạm biệt một giai đoạn rất đẹp mà chúng ta gọi là “tuổi thơ” để chuẩn bị vào lớp 1.

BS Phạm Xuân Tín
Bộ môn Nhi, Trường ĐH Y dược TP.HCM

liên quan

Bé nhà bạn đã sẵn sàng đi học chưa?  310

 8/20/2020  | 

Sang tuổi thứ 6, bé chuẩn bị phải đi học tiểu học rồi! Lúc này, cha mẹ thường tìm nơi cho bé luyện chữ, học đọc, học toán; chọn trường học “tốt nhất” cho bé; chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết, liên quan... Thế nhưng, việc cần quan tâm nhất lúc này là: Bé đã sẵn sàng đi học chưa? Mức độ “chín muồi” của bé đạt đến đâu?...

Xem chi tiết 

Chơi cùng bé để hiểu và giáo dục bé!  334

 8/20/2020  | 

Từ giai đoạn mẫu giáo, bé đã có nhu cầu chơi đùa, phát triển mạnh và chơi cùng bé là một trong những “phương tiện” để hiểu và giáo dục bé. Ấy vậy mà có nhiều cha mẹ “quên” chơi với bé chỉ vì không có thời gian hay nhiều lý do khác.

Xem chi tiết 

Thực đơn trị biếng ăn cho bé mẫu giáo  328

 8/20/2020  | 

Từ 3 – 6 tuổi là giai đoạn bé đã biết ăn cơm nên thức ăn chính là cơm. Tuy nhiên, nếu bé biếng ăn, cha mẹ phải dùng thức ăn giàu năng lượng, lượng nhỏ và đủ 4 nhóm thực phẩm như tinh bột, béo, đạm, rau. Khoảng cách giữa các bữa ăn nên từ 2 giờ 30 phút – 3 giờ và hạn chế ăn thêm quá nhiều bữa phụ.

Xem chi tiết 

Làm gì để chữa ngọng cho bé?  357

 8/20/2020  | 

BS Hà Thị Kim Yến, nguyên Trưởng khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết: Hầu như các bé bị ngọng thường được phát hiện muộn, từ 4 - 6, khi mà các bé đi học, tiếp thu chậm, phát âm không rõ ràng, khiến cho quá trình tập nói và điều chỉnh cách phát âm của bé càng khó khăn.

Xem chi tiết 

Chuẩn bị cho bé vào lớp 1  334

 8/20/2020  | 

6 tuổi, bé đã đến tuổi đi học lớp 1 rồi! Đây là một trong những thời kỳ chuyển tiếp khó khăn nhất của bé. Vậy, cha mẹ cần làm gì để chuẩn bị cho bé vào học phổ thông diễn ra hiệu quả nhất?

Xem chi tiết 

Dưỡng chất giúp bé phát triển trí não  331

 8/20/2020  | 

Ở tuổi mẫu giáo, não của bé phát triển chậm hơn (bằng 1/4 giai đoạn 1 - 3 tuổi) và đạt 100% trọng lượng não khi trưởng thành lúc 6 tuổi. Tuy nhiên, đây là giai đoạn não hoàn thiện chức năng, nhu cầu dưỡng chất cho sự phát triển trí não rất cao.

Xem chi tiết 

Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở bé  344

 8/20/2020  | 

Chăm sóc con ở lứa tuổi mẫu giáo, bạn gặp không ít khó khăn: bé hay ốm vặt, biếng ăn, bướng bỉnh, thậm chí rất nhiều bé gặp vấn đề về giấc ngủ.

Xem chi tiết 

Giáo dục giới tính cho bé  328

 8/20/2020  | 

Phần lớn ở độ tuổi 3 - 6, bé đã có sự tò mò về giới tính. Cha mẹ cần làm gì để giáo dục giới tính cho bé?

Xem chi tiết 

Giúp bé tự lập  365

 8/20/2020  | 

Tự lập được ví như hộ chiếu để trưởng thành. Các bé tự lập sớm sẽ không ỷ lại, bướng bỉnh, không nghe lời. Vậy bạn phải làm gì để tạo tính tự lập cho bé?

Xem chi tiết 

Giúp con vượt qua nỗi... sợ  350

 8/20/2020  | 

Các bé độ tuổi này thường thích thể hiện bản thân. Bé muốn “chứng tỏ” những khả năng mới của mình, chẳng hạn như có thể leo lên cao (mặc dù là nguy hiểm), bé nhanh chóng leo lên bàn để chứng tỏ với cha mẹ rằng mình cao gần bằng “nóc nhà”, nhưng sau đó lại khóc ầm ĩ, không dám xuống vì… sợ.

Xem chi tiết 

Học trước khi vào lớp 1 – Nên hay không?  340

 8/20/2020  | 

Tháng 5, thời điểm các bé chia tay trường mầm non đang cận kề, đây cũng là lúc các bậc phụ huynh đôn đáo tìm điểm học chữ cho con. Liệu có cần phải cho bé học trước chương trình? Dưới đây là một số ý kiến của các bậc phụ huynh có con đang độ tuổi tiểu học.

Xem chi tiết 

Giúp bé vượt qua giai đoạn "khủng hoảng" ở tuổi lên 3  376

 8/20/2020  | 

Nhiều cha mẹ băn khoăn vì đứa con lên 3 tự nhiên trái tính trái nết, trở chứng, nói không nghe, lại còn phớt lờ sự chỉ bảo của người lớn, thậm chí càng nói càng “làm già”.

Xem chi tiết 

Bé 3-6 tuổi cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?  365

 8/20/2020  | 

Cha mẹ không nên cho bé uống hoàn toàn nước trái cây thay nước lọc để tránh đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy, sâu răng và nguy cơ béo phì cho bé.

Xem chi tiết 

Bé có bị tăng động?  382

 8/20/2020  | 

Rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý (thường được gọi tắt là tăng động) là một liên thể bao gồm những biểu hiện giảm tập trung, chú ý và tăng động xung động, xuất hiện ở các bé dưới 6 tuổi và có xu hướng kéo dài. Bé tăng động gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và mối quan hệ với những người xung quanh.

Xem chi tiết 

Bé 3-6 tuổi cá tính và độc lập  358

 8/20/2020  | 

Khoảng 3 tuổi, bé đã dần hình thành thế giới nội tâm, cá tính và muốn được hành động độc lập, tự chủ như người lớn.

Xem chi tiết 

Các mốc phát triển quan trọng của bé 3-6 tuổi  366

 8/20/2020  | 

Bé ở lứa tuổi mẫu giáo, có rất nhiều sự tăng trưởng bạn mong đợi và nhiều cột mốc phát triển quan trọng theo sự phát triển của bé.

Xem chi tiết 

Chất béo đối với các bé tuổi mẫu giáo  331

 8/20/2020  | 

Khi bé còn nhỏ, hầu hết các bà mẹ đều nhớ cho dầu ăn vào trong bột (cháo) của bé. Nhưng khi bé lớn, nhất là ở tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi), chất béo thường xuyên vắng mặt trong thực đơn của các bé.

Xem chi tiết 

Hiểu lý do bé nói dối để dạy bé nói thật  357

 8/20/2020  | 

Giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên ba”, bé không còn lặp lại và ngoan ngoãn làm theo mệnh lệnh của cha mẹ nữa. Bé bắt đầu biết “rào trước đón sau”… có bé đã biết nói dối, “lươn lẹo” để được lòng người khác.

Xem chi tiết 

3-6 tuổi, bé cần ăn gì?  367

 8/20/2020  | 

Dinh dưỡng cho bé lứa tuổi mẫu giáo có những thay đổi đặc biệt về nhu cầu bởi bé lớn lên cả về tầm vóc và phát triển trí tuệ. Dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc cơ thể và trí tuệ trong những năm đầu đời. Cả thiếu và thừa dinh dưỡng đều không thích hợp với bé.

Xem chi tiết 

Đối phó với tính hung hăng của bé  329

 8/20/2020  | 

Cách hành xử cũ của cha mẹ (làm thay, cấm đoán,…) có thể làm nảy sinh các hành vi chống đối, hung hăng ở bé.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website