Dùng mật ong và nước muối để thông tiện
Thứ nhất là mật ong rất dễ bị lây nhiễm trực khuẩn, loại vi khuẩn này sinh trưởng được trong mật ong, tạo thành chất độc, gây nên ngộ độc thực phẩm. Bé dưới 6 tháng tuổi có thể bị nhiễm độc nặng, chỉ cần độc tố của 2.000 trực khuẩn là đã nguy hiểm đến tính mạng.
Thứ hai vì trong thời kỳ thai nhi, do thận chưa phát triển hoàn chỉnh, tế bào thượng bì của tiểu cầu thận nhiều, huyết quản nhỏ nên diện tích lọc nước tiểu nhỏ. Ống thận nhỏ phát triển chưa tốt, sức chứa kém, khả năng làm đặc nước tiểu yếu, năng lực thải muối không đủ. Cho nên nếu cho bé uống muối, thận không có khả năng thải ra ngoài, nên đọng lại trong cơ thể, gây nên thủy thủng (phù).
Cho bé nằm bú sữa
Bé nằm trên giường bú mẹ hay bú bình tuy có lợi là giúp bé dễ ngủ nhưng lại khiến bé dễ bị viêm tai giữa. Vì giữa họng và tai giữa có một lỗ thông, được gọi là đường thông họng tai. Nếu bé nằm ăn sữa, có thể trớ sữa, trào khỏi dạ dày hoặc nôn. Chất nôn ra thông qua lỗ thông ngắn và rộng đó rất dễ lọt vào tai giữa, dẫn đến viêm tai giữa, phát sốt, tai đau và viêm tai, chảy mủ tai, lâu năm mới khỏi, còn dẫn đến sức nghe giảm sút. Tốt nhất nên cho bé ngồi ngả, bú xong vỗ nhẹ vào lưng.
Gối đầu quá cao hoặc quá thấp
Gối đầu của bé sơ sinh không nên quá thấp hay quá cao. Vì xương sống của bé sơ sinh thẳng, chưa có đường cong sinh lý, khi nằm thẳng trên giường, lưng và não hầu như nằm trên một mặt phẳng. Đồng thời, đầu bé còn tương đối lớn. Nếu gối đầu quá thấp, dễ bị trớ sữa; nếu quá cao lại ảnh hưởng đến đường hô hấp vì cổ bé sơ sinh ngắn . Tốt nhất là gối đầu cao khoảng 3 – 4 cm, rồi tùy theo tuổi lớn mà tăng dần.
Quấn quá chặt, ủ quá nhiều
Theo truyền thống cũ, do sợ bé lớn lên không được ngay ngắn, nên dùng vải quấn thật chặt mình và chân tay bé. Nhưng như vậy rất có hại đến cơ bắp và sự phát triển của hệ thống toàn thân, ảnh hưởng đến sự tản nhiệt của da và điều tiết nhiệt độ, do đó dễ phát sinh các bệnh như phát ban, mẩn mụn có mủ, hoại thư dưới da…
Thu Thủy