Béo phì ở lứa tuổi "tiền teen"

 8/20/2020 |  Admin   450 lượt xem

(nuoitre.com) - Lứa tuổi tiền teen (9-12 tuổi), do tâm sinh lý có nhiều xáo trộn nên nhiều bé có phản ứng đối phó bằng cách nhịn ăn, giảm ngủ, sống khép kín vì mặc cảm, dẫn đến suy nhược cơ thể, rối loạn tâm lý… Ngược lại, có nhiều bé phản ứng lại tình trạng thay đổi này bằng thái độ bất cần: ăn uống vô độ, ngủ nghỉ, chơi không theo giờ giấc để chứng tỏ mình đã lớn nên dễ dẫn đến dư cân, béo phì…

Đừng để bé béo phì!
 
Béo phì ở trẻ em ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe khi trưởng thành vì người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp dẫn đến tai biến mạch máu não, tăng cholesterol dẫn đến nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, bệnh về xương khớp, thoái hóa cột sống vì chịu sự quá tải của cơ thể, sỏi mật, sạm da… Nhưng tác hại trước hết ở hiện tại của trẻ béo phì là bé sẽ chậm chạp, sạm da, dễ bị bạn bè trêu chọc, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và khả năng học tập của bé.


be-beo-phi-1.jpg
Ảnh minh họa.


Muốn biết bé trong lứa tuổi này có béo phì hay không, cần tính chỉ số khối cơ thể (BMI) của từng bé dựa vào cân nặng và chiều cao của từng bé. Cha mẹ cần có biện pháp ngăn chặn và điều trị dư cân ngay từ khi bé có dấu hiệu nguy cơ, vì theo những nghiên cứu khoa học, những người lớn béo phì nặng thường có tiền sử béo phì ở tuổi thiếu niên. Cách tốt nhất để phát hiện bé bị thừa cân là phải luôn theo dõi cân nặng của bé trong giai đoạn này. Nếu thấy bé tăng cân nhanh đột ngột quá, nhất là chiều cao tăng không kịp cân xứng thì cần đưa bé đến khám chuyên khoa ngay để bé được cân đo, thăm khám, xác định nguyên nhân và mức độ thừa cân của bé để có hướng điều trị, tập luyện và ăn uống phù hợp ngay.

Nguyên tắc điều trị thừa cân, béo phì

1. Giảm năng lượng đưa vào, nhất là chất béo, chất bột đường nhưng tăng cường chất xơ (hạn chế các loại bánh ngọt, kem, sữa đặc có đường, sữa béo nhưng có thể uống thêm sữa tách béo, nên ăn các món hấp, luộc thay vì những món chiên, xào…, ăn nhiều rau xanh, trái ít ngọt như lê, táo, mận, bưởi…). Chú ý khuyên và tập cho bé ăn uống điều độ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, khộng để bé quá đói, có thể ăn nhiều vào buổi sáng để nạp năng lượng cho sự hoạt động cả ngày nhưng sẽ ăn giảm dần vào buổi trưa và tuyệt đối không nên ăn vào buổi tối sau 19 giờ). Ở những bé tuổi đang lớn như vậy thì cha mẹ thường xuyên quan tâm theo dõi chế độ ăn của bé để có lời khuyên và hướng can thiệp ngay khi có dấu hiệu tăng cân nhanh.

2. Tăng tiêu hao năng lượng bằng cách tăng cường hoạt động thể lực, hoạt dộng thể thao (có cuộc sống năng động). Bé học nhiều, ngồi nhiều, ít vận động nên cha mẹ cần hướng dẫn và khuyên bé không ngồi lâu quá 1 -2 giờ ở bàn học mà phải vận động, đi lại, giải lao trong lúc học. Khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục thể thao như chạy bộ, nhảy dây, đá bóng, bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền mà hạn chế xem ti vi, trò chơi điện tử…

3. Cha mẹ phải theo dõi và hướng dẫn bé tự theo dõi cân nặng của mình thường xuyên, theo dõi chiều cao, chế độ ăn hằng ngày, thời gian hoạt động và hiệu quả tập luyện thể thao của bé.

Cơ thể trẻ lứa tuổi này là cơ thể đang phát triển và tăng trưởng nhanh nên trong quá trình điều trị dư cân béo phì, cha mẹ không nên đặt ra mục tiêu giảm cân mà cần làm chậm tốc độ tăng cân để đảm bảo sự phát triển chiều cao vẫn tiếp tục, cho nên không được bắt bé nhịn ăn. Quá trình điều trị này nên có sự hướng dẫn và theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa để có thể bổ sung những vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé ngay ở những thời điểm cần thiết.
 
BS.CK1 Nguyễn Thùy Trang
Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM

liên quan

Bé 6 - 12 tuổi cần gì để phát triển tốt nhất?  459

 8/20/2020  | 

Ở giai đoạn này, ngoài nhu cầu nuôi sống cơ thể và cho các hoạt động, bé cần chế độ dinh dưỡng "đặc biệt" hơn để phát triển trí óc, phụ vụ cho học tập.

Xem chi tiết 

Bữa sáng đủ dinh dưỡng, bé học tốt hơn!  396

 8/20/2020  | 

Khi bé bước sang lứa tuổi tiểu học, nhiều cha mẹ nghĩ rằng bé đã lớn nên không còn chăm sóc dinh dưỡng như lúc còn nhỏ. Thế nhưng, chính trong giai đoạn này, dinh dưỡng lại đóng vai trò quan trọng để bé phát triển hoàn chỉnh cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời cung cấp đủ năng lượng cho bé học tập.

Xem chi tiết 

Bữa trưa cho bé đến trường  719

 8/20/2020  | 

Hiện nay, ở Việt Nam, hầu hết các bé đều được ăn trưa tại trường (bán trú). Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự chuẩn bị bữa trưa cho bé, vừa đảm bảo vệ sinh mà bé sẽ ăn ngon miệng hơn. Khi chuẩn bị bữa trưa cho bé, bạn cần kết hợp nhiều món ăn và lưu ý cung cấp cho bé đầy đủ các thành phần dinh dưỡng từ các nguyên liệu chế biến.

Xem chi tiết 

Dạy bé sử dụng Internet đúng cách  401

 8/20/2020  | 

Internet chứa đựng cả thế giới kiến thức rộng lớn và những điều hấp dẫn có thể mở rộng tâm hồn cho bé. Những kiến thức phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo dục và nâng cao kiến thức cho bé. Vậy, bạn phải làm sao để bé tiếp xúc và sử dụng với internet đúng đắn và an toàn?

Xem chi tiết 

Hãy cho bé ăn sáng đủ, mẹ nhé!  408

 8/20/2020  | 

Bữa ăn sáng là cần thiết với bé và không quá khó để chuẩn bị bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé nếu các bậc cha mẹ thấy được tầm quan trọng của nó và khéo léo chuẩn bị.

Xem chi tiết 

Đặc điểm thể chất của bé 6-12 tuổi  1297

 8/20/2020  | 

Cơ thể trẻ em có những đặc điểm riêng về cấu tạo, phát triển và sinh lý của từng thời kỳ. Giai đoạn từ 6 - 12 tuổi là thời kỳ niên thiếu của bé.

Xem chi tiết 

Có nên cho bé vận động nhiều?   405

 8/20/2020  | 

Câu trả lời là: nên. Các hoạt động vui chơi rất cần thiết để bé phát triển lành mạnh.

Xem chi tiết 

Chọn thực phẩm bổ dưỡng cho bé  395

 8/20/2020  | 

Những năm cuối tiểu học, bé phát triển nhanh chóng, đặc biệt là bé gái. Lúc này, các bé cần nhu cầu cao cả về lượng và chất (khoảng 2.200 kcal – 2.400 kcal), tương đương với lượng ăn của người trưởng thành. Nếu không cung cấp đúng và đủ, bé sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến mất cơ hội phát triển hết tiềm năng về tầm vóc cũng như khả năng học tập lâu dài.

Xem chi tiết 

Cho bé nụ cười tươi sáng   402

 8/20/2020  | 

Các bé ở lứa tuổi tiểu học có hệ răng hỗn hợp (vừa có răng sữa vừa có răng vĩnh viễn) nên việc chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng là hết sức cần thiết.

Xem chi tiết 

Bé tiểu học cần ăn bao nhiêu?  402

 8/20/2020  | 

Đối với các bé trong độ tuổi tiểu học, dinh dưỡng cần được quan tâm, bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của bé.

Xem chi tiết 

Cách đơn giản và đúng nhất để theo dõi sự phát triển của bé  434

 8/20/2020  | 

Dù đã cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng và sự phát triển tốt nhất, bạn vẫn băn khoăn “Bé đã ăn uống hợp lý và phát triển khỏe mạnh chưa?”. Nhiều khi bạn loay hoay so sánh bé này với bé khác. Cách đơn giản và đúng nhất để theo dõi sự phát triển của bé là thông qua thước đo chỉ số khối cơ thể (BMI) theo từng độ tuổi.

Xem chi tiết 

Chăm sóc răng đúng cách khi bé thay răng  408

 8/20/2020  | 

Thông thường, khi bé 6 tuổi, răng sữa bắt đầu lung lay và rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Quá trình này diễn ra và kéo dài đến khi bé 12 tuổi.

Xem chi tiết 

Chăm sóc đúng cách cho bé  456

 8/20/2020  | 

Giai đoạn 6 - 12 tuổi là bé bắt đầu phải tự lập, học tập và giao tiếp xã hội. Do vậy, cha mẹ cần chuẩn bị những trang bị cơ bản về cả thể chất và tâm lý cho bé.

Xem chi tiết 

Thói quen tốt cho bé khỏe mạnh  403

 8/20/2020  | 

Lứa tuổi học đường, bé dần có sự thay đổi đáng kể về nhận thức và thể chất. Bé học nhiều, vận động nhiều, vui chơi cũng nhiều nên cần có sự phân bố thời gian, dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, nhằm tạo thói quen sinh hoạt tốt, giúp bé có sức khỏe tốt nhất để tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhất.

Xem chi tiết 

Vitamin và khoáng chất cho lứa tuổi "tiền teen"  412

 8/20/2020  | 

Nét nổi trội về tâm sinh lý của lứa tuổi tiền teen (9-12 tuổi) là thích khám phá, thích làm người lớn. Tốc độ tăng trưởng trung bình của các bé là từ 200 - 250g và từ 0,4 - 0,7cm mỗi tháng.

Xem chi tiết 

Tập cho bé có thói quen ăn uống lành mạnh  407

 8/20/2020  | 

Ở độ tuổi tiểu học, bé ít ốm vặt và ít rối loạn tiêu hóa hơn so với những năm đầu đời. Bé cũng bắt đầu có kiến thức cơ bản về thực phẩm từ những bài học ở trường. Đây là thời điểm thích hợp để cha mẹ tập cho bé có thói quen ăn uống tốt, làm nền tảng cho bé phát triển khỏe mạnh sau này.

Xem chi tiết 

Ở Mỹ, các bé tiểu học được học gì?  413

 8/20/2020  | 

Khác nhau về văn hóa, giáo dục, điều kiện cũng như quan niệm sống, các bé tiểu học ở Việt Nam hay ở Mỹ đều cần trải qua những bước đầu tiên trên con đường tiếp nhận tri thức. Hãy cùng tham khảo để biết trẻ em Mỹ được học những gì ở độ tuổi này nhé!

Xem chi tiết 

Những thay đổi ở bé lên 6  446

 8/20/2020  | 

Bé 6 tuổi có nhiều sự thay đổi bất ngờ. Sự hỗ trợ kịp thời của cha mẹ sẽ giúp bé vững vàng vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Xem chi tiết 

Nhu cầu sữa ở bé tuổi tiểu học  417

 8/20/2020  | 

Chị Mai Hương, mẹ của bé Quốc Bảo (7 tuổi) than: Trước đây, khi bé còn nhỏ, bé uống rất nhiều sữa, thế nhưng từ khi bé vào lớp Một đến nay, bé chỉ uống một ly nhỏ vào mỗi 8 giờ tối. Chị rất lo bé thiếu sữa sẽ chậm phát triển chiều cao. Thế nhưng, quả thật, chị cũng không còn biết cho bé uống sữa vào lúc nào vì bé học cả ngày ở trường, chiều về lại phải học thêm với cô giáo đến tối.

Xem chi tiết 

Bé tò mò giới tính  425

 8/20/2020  | 

Từ khi còn rất nhỏ, bé đã có những thắc mắc ban đầu về giới tính. Càng lớn hơn, những biến đổi về các yếu tố sinh học khiến bé cảm nhận rõ sự thay đổi của cơ thể, khiến bé tò mò muốn tìm hiểu. Đó là sự phát triển phù hợp với quy luật.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website